Cây Hẹ – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

209
Cây Hẹ
Cây Hẹ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hẹ trang 741-743 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là nén tàu, phỉ tử, cửu, cửu thái, dã cửu, phác cát ngàn (Thái).

Tên khoa học Allium odorum L. (Allium tuberosum Roxb.)

Thuộc họ Hành tỏi Alliaceae.

Cây hẹ cung cấp cho ta các vị thuốc:

1. Cử thái là toàn cây hẹ gồm lá và rễ.

2. Hạt hẹ hoặc Semen Allii tuberosi còn gọi là cửu thái tử hay cửu tử.

Mô tả cây

Cây hẹ là một loại cỏ nhỏ, thường cao 20- 45cm, toàn cây vò có mùi đặc biệt. Dò nhỏ, dài mọc thành túm có rất nhiều rễ con. Lá hẹp, dài, dày, thường là 4-5 lá, dài 10-27cm rộng 1,5- 9mm, đầu nhọn. Hoa mọc trên một cọng hoa từ gốc lên, dài 15-30cm, tụ thành xim nhưng có ngắn lại thành tán giả. Cọng hoa hình hơi 3 cạnh, trên có các vạch dọc. Hoa màu trắng cuống hoa dài chừng 10-15mm, đường kính 4mm. Hạt nhỏ màu đen; mùa hoa thường vào tháng 6-7-8. Quả vào tháng 8-10.

Hình ảnh Cây Hẹ
Hình ảnh Cây Hẹ

Phân bố, thu hái và chế biến

Được trồng khắp nơi ở nước ta để làm rau ăn (gia vị) và để làm thuốc. Ở nước ta thường chỉ dùng cây. Tại Trung Quốc người ta hái về phơi khô làm thuốc.

Thành phần hoá học

Trong lá và rễ, người ta nghiên cứu thấy có các hợp chất sunfua, saponin và chất đắng. Năm 1948 một tác giả Trung Quốc đã báo cáo chiết được từ dò cây hẹ (củ he) một hoạt chất đặt tên là odorin (odorin) ít độc đối với động vật cao cấp, nhưng lại có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphylococcus aureusBacillus coli.

Viện nghiên cứu cây thuốc của Trung Quốc (Bắc Kinh) mới đây có sơ bộ nghiên cứu hạt hẹ, phát hiện thấy trong hạt có ancaloit và saponin.

Tác dụng dược lý

1. Chất odorin trong hẹ có tác dụng kháng sinh đối với vị trùng Staphyllococcus aureusBacillus coli (Khoa học và kỹ thuật-Trung văn, 1-1948).

2. Năm 1961, Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng (Y học thực hành, 11.1961) có báo cáo nước ép tươi của họ có tính chất kháng sinh rát cao đối với nhiều loại vi trùng: Staphyllococcus (1cm), Salmonella typhi (1cm), Sh.FlexneriSubtilis (0,8cm), Coli pathogene và Coli bethesda (0,6cm). Tính chất kháng sinh này khá vững bền: Nước cốt ép ở hẹ, ly tâm để bỏ cặn, lấy nước trong hấp Tyndall để lâu vẫn giữ được tính chất kháng sinh. Nước họ không cay và nóng như tỏi, do đó trẻ con dễ dùng hơn dùng tỏi.

Tính chất kháng sinh của họ chỉ mất một ít sau khi chịu tác dụng của pepsin (Để trong môi trường pH 1.4-2; ở tủ ấm 37 sau 4 giờ). Nhưng nếu đun nóng (sắc) thì mất hết tác dụng kháng sinh.

Tính chất kháng sinh của họ được tóm tắt trong bảng sau đây:

Vi trùng

Tên thuốc

Staphylo (cm) Typhi (cm) Flexneri (cm) Sonnei (cm) Shiga (cm) Subtilis (cm) Coli Chú thích
P (cm) B (cm)
Nước hẹ ép tươi 1 1 0,8 0,7 1 0,8 0,6 0,6
Nước hẹ sau khi chịu tác dụng của pepsin 1 0,5 0,2 0 0,4 0 0 0 Mất ít
Nước hẹ sắc 0 0 0 0 0 0 0 0 Mất hết

SO SÁNH TÁC DỤNG KHÁNG SINH CỦA HẸ VÀ TỎI

Vi trùng

Tên thuốc

Staphylo (cm) Typhi (cm) Flexneri (cm) Sonnei (cm) Shiga (cm) Subtilis (cm) Coli
P (cm) B (cm)
Nước cốt tỏi 1, 8 1, 5 1,3 1,5 1,8 2 1,5 1,4
Tỏi sắc 0 0 0 0 0 0 0 0
Nước cốt hẹ 1 1 0,8 0,7 1 0,8 0,6 0,6
Nước sắc hẹ 0 0 0 0 0 0 0 0

Công dụng và liều dùng

Hẹ là một vị thuốc kinh nghiệm của nhân dân. Lá và củ (dò) thường dùng chữa bệnh ho của trẻ em (lá hẹ hấp với đường hay đường phèn trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ). Còn dùng chữa các bệnh kiết lỵ ra máu, làm thuốc bổ giúp sự tiêu hoá, tốt cho gan, thận (chữa bệnh di tinh, đi tiểu nhiều lần). Liều dùng hằng ngày: Từ 20 đến 30g. Nước sắc hẹ còn dùng để chữa bệnh giun kim (sắc uống).

Hạt hẹ trong nhân dân được dùng chữa di mộng tinh, tiểu tiện ra huyết, đau mỏi đầu gối, đau lưng, khí hư. Liều dùng 6-12g/ngày.

Theo tài liệu cổ, hẹ có vị cay, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, mộng tinh, bạch trọc. Những người âm hư hoả vượng không dùng được.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!