Cây Hậu Phác – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

239
Hậu Phác
Hậu Phác
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Hậu Phác trang 372-373 tải bản PDF tại đây.

Tên Hậu Phác dùng để chỉ nhiều loại thuốc khác nhau. Chỉ có vị Hậu Phác nhập của Trung Quốc mới được xác định chắc chắn. Còn Hậu Phác khai thác tại nhiều tỉnh khác nhau trong nước ta, cần xác định lại.

Vì cây trồng chất phác, vỏ dày(hậu là dày) do đó có tên.

Hậu phác (Cortex Magnoliae) là vỏ thân hay vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây hậu phác Mag- nolia offcinalis Rehd. et Wils.

Có khi người ta dùng vỏ thân hay vỏ rễ phơi khô của một thứ khác thuộc loài này là Magno- lia offcinalis var. biloba Rehd, et Wils. Cả hai đều thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae).

Những cây này chưa thấy ở ta.

Hậu phác Việt Nam-nam hậu phác. Chưa có ai xác định chắc chắn. Qua những tài liệu cũ thì có thể là vỏ của một trong các cây sau đây:

  1. Hậu phác (với rừng) Magnolia hypoleuca Sieb, et Zucc. Thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae).
  2. Bá bệnh (bách bệnh, hậu phác)-Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour.) thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
  3. Quế rừng (hậu phác)-Cinnamonum iners Reinw. Thuộc họ Long não (Lauraceae).
  4. Vối rừng Syzygium jambolana (Lamk.) Men. et Perry (Eugenia jambolana Lamk.) thuộc họ Sim (Myrtaceae).

Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu cây hậu phác chính thức để các bạn cùng cố gắng phát hiện trong nước.

Mô tả cây

Cây Hậu Phác chính thức (Magnolia offcinalis Rehd. ct Wils.) là một cây to, cao từ 7-15m, vỏ thân tím nâu. Lá mọc so le, cuống to, mập dài từ 2,4- 4,4cm, không lông, phiến lá hình trứng thuôn, dài 22-40cm, rộng từ 10-20cm, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp lại. Hoa màu trắng, thơm, đường kính có thể tới 12cm, cuống hoa to thô. Quả kép (gồm nhiều đại rời), hình trứng dài từ 9-12cm, đường kính từ 5-6,5cm.

Thứ hậu phác Magnolia cfficinalis var. biloba Rehd. et Wils, rất giống loài trên, chỉ khác ở đầu lá hõm xuống chia làm hai thùy 

Hậu Phác
Hậu Phác

Phân bố, thu hái và chế biến

Cay này hiện chưa phát hiện ở nước ta, nhưng qua địa lý phân bổ của cây này ở Trung Quốc: Những nơi khí hậu mát, ẩm ở Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến, chúng ta có thể tìm tại các tỉnh giáp giới Trung Quốc như Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang.

Vào những ngày tháng 5-6, chọn những cây đã được 20 năm trở lên, lấy vỏ như lấy vỏ quế. Sau đó đem về chế biến sơ bộ. Có nhiều cách chế biến khác nhau. Sau đây là hai phương pháp phổ biến nhất:

  1. Cho vỏ vào ngăn gỗ, đun nóng cho bốc hơi nước, rồi phun nước lạnh vào, đun và phun nước lạnh như vậy 3 lần là được, đem ra cuộn thành cuộn.
  2. Đào hố dưới đất, cho vỏ vào, đậy rơm và ủ trong 3-4 ngày cho ra hơi nước, sau đầy cuộn lại thành từng ống. Do cách chế biến khác nhau cho lên hình dáng vị thuốc có khác nhau. Ở nước ta thường chỉ phơi khô, không cuộn gì cả.

Thành phần hoá học

Trong hậu phác của Trung Quốc, người ta lấy ra được chừng 5% phennol gọi là magnolola C18H18O2 độ chảy 103°, chất tetrahydromagnolola độ chảy 144, 5 độ  và chất isomagnolola C18H18O2 có độ chảy 143,5 độ.

Ngoài ra còn có chừng 1% tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là machilola C15H26O

Năm 1951 và 1952, Masao và Tomita đã chiết được từ một loại hậu phác Nhật Bản. (Magnolia ebovata Thunb.) một chất có tinh thể gọi là magnocurarin C19H25O4.1/4H2O, có độ chảy 200 độ 

Công dụng và liều dùng

Hậu phác là một vị thuốc dùng trong đông y. Theo đông y, hậu phác có vị đắng cay, tính ôn, không độc, vào 3 kinh tỳ, vị và đại trường, chủ trị bệnh đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng, nôn mửa, đại tiện bí, táo. Theo đông y, người tỳ vị hư nhược, chân nguyên bất túc, phụ nữ có thai không dùng.

Liều dùng trong ngày: 6-12g dưới dạng sắc.

Mới đây, tại Trung Quốc, người ta phát hiện tác dụng kháng sinh của nước sắc hậu phác đối với vi trùng thương hàn, thổ tả, Staphylococci, Streptococci và lỵ Shiga.

Đơn thuốc có hậu phác

Hậu phác tam vật thang (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh) chữa đau bụng, viêm ruột, đi lỵ:

Hậu phác 6g, chỉ thực 3g, đại hoàng 3g, nước 600ml, sắc còn 300ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Đơn thuốc chữa đau bụng:

Hậu phác, tẩm nước gừng rồi nướng hay sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2 hay 3 lần, mỗi lần 3– 4g bột này.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!