Cây Dung (Chè Lang, Chè Dại) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

322
Cây Dung
Cây Dung
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Cây Dung trang 415 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Chè Lang, Chè Dại, Duối Gia, Chè Dung. 

Tên khoa học Symplocos racemosa Roxb. 

Thuộc họ Dung Symplicaceae.

Mô tả cây

Dung là một cây nhỏ cao 1,50-2m, nhưng có thể cao 4-5m hay 8-9m (nếu để lâu không bị đến chặt). Lá mọc so le, đơn, nguyên, cuống ngắn, hình trứng thuôn dài, phía cuống hẹp lại hơi tù, phiến lá dài 9- 15cm, rộng 3-6cm, mép có răng cưa ngắn, thưa, mặt nhẫn, khi khô có màu vàng xanh hay vàng nâu. Hoa nhiều, màu trắng hay vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở nách lá hay ở đầu cành, cuống hoa ngắn, trên mặt có phủ lông mịn. Hoa mùi thơm nên ông rất thích. Quả hạch ăn được, hình thuôn dài, dài 6-10mm, trên đỉnh có phiến đài tồn tại, thịt quả màu tím đỏ. Hạt thường đơn độc, màu nâu

Cây Dung
Cây Dung

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc phổ biến ở khắp các tỉnh miền Bắc, có cả loturin, coloturin, và loturidin. Ở Lào (tên Lào là một, kho mượt he, kho meut, dam krong), Campuchia (tên Campuchia là thvet, luật). Còn mọc ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc.

Tại miền Bắc, một số nơi được nhân dân hải lá dùng làm thuốc như vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng), Quảng Ninh. Hái lá tươi về phơi hay đau bụng, đau mắt và rửa vết loét, rong kinh do sao khô để dành dùng dần.

Còn có nơi dùng vỏ thân hay vỏ rễ: Bóc vỏ về phơi hay sấy khô. Và mềm, dễ gãy vụn, màu vàng nâu nhạt, khi cắt ngang giữa lớp bản và lớp mô vỏ có một lớp màu đỏ, chứa một chất màu đỏ.

Thành phần hóa học

Trong lá có tanin, hợp chất flavonozit. Hoạt chất chưa rõ.

Trong vỏ có chất sắc tố màu đỏ, 3 ancaloit là Loturin, coloturin, loturidin

Công dụng và liều dùng

Nhân dân nhiều vùng dùng lá dung làm chè uống cho tiêu cơm, chữa đau bụng, chữa ỉa chảy. Tại Ấn Độ người ta dùng vỏ sắc uống chữa cơ tử cung bị dãn, tiểu tiện ra dưỡng chấp.

Dùng dưới dạng bột hay thuốc sắc, mỗi ngày uống 3 đến 4 lần, mỗi lần uống 1g.

Mới đây bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng dựa vào kinh nghiệm dân gian đã dùng nước sắc và xirô lá dung chữa đau dạ dày có tăng toan, kết quả tốt. Liều dùng cho người lớn mỗi ngày 15 đến 30g lá khô.

Nhân dân còn dùng nhuộm vải, sau đó nhuộm cánh kiến đỏ cho có màu đỏ

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!