Cây Dưa Hấu – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

269
Cây Dưa Hấu
Cây Dưa Hấu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Dưa Hấu trang 945-947 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là dưa đỏ, tay qua, thủy qua, hàn 3 nhánh. Hoa đơn tính, cùng gốc, màu vàng, to. qua, ha qua.

Tên khoa học Citrullus vulgaris Schrad.

Thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae.

Mô tả cây

Cỏ sống hằng năm, mọc bò, thân có lòng nhất là ở ngọn và các đốt. Lá xẻ thùy 3 đến 5, xẻ sau, mỗi thùy cũng lại chia thùy nữa. Tua cuốn có 2-3 nhánh. Hoa đơn tính, cùng gốc, màu vàng, to. Hoa đực đơn độc, đài hình chuông, tràng 5, nhị 3 (do 4 nhị dính từng đôi, 1 cái rời). Hoa cái có đài, tràng giống hoa đực, 3 nhị lép dạng chi, bầu dưới, 3 6, vòi nhụy ngắn, 3 đầu nhụy hình thận đày. Quả hình cầu hay hình trứng, vỏ nhẵn bóng, màu lục đen, nhiều khi có vẫn sẵm, đường kính tới 30-40cm, thịt quả đỏ hay vàng đỏ rất nhiều nước, ngọt. Hạt dẹt, bóng láng hay nhám mờ, màu đen nhạt hay đỏ.

Mùa quả ở miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 7, ở các tỉnh miền Nam từ tháng 1 đến 3-4 (trước và sau tết âm lịch).

Cây Dưa Hấu
Cây Dưa Hấu

Phân bố thu hái và chế biến

Dưa hấu được trồng khắp các tỉnh ở miền Bắc và miền Nam nước ta và ở nhiều nước nhiệt đới khác. Chủ yếu người ta trồng để lấy quả ăn. Hạt cũng được thu nhặt để làm thực phẩm.

Việc sử dụng các bộ phận của dưa hấu làm thuốc ít được chú ý hơn. Thường chỉ có tính chất địa phương: Người ta dùng vỏ quả giữa của dưa hấu với tên tây qua thủy-Mesocarpium Citrulli. Vỏ dưa được cạo bỏ lớp vỏ ngoài màu xanh, phơi khô vỏ quả giữa mà dùng.

Ngoài ra người ta còn dùng lớp vỏ xanh phơi khổ với tên tây qua bì-Exocarpium Citrulli.

Hạt dưa hấu cũng được thu nhặt phơi khô rang chín mà ăn hay làm nhân bánh, kẹo.

Thành phần hóa học

Trong dưa hấu, đặc biệt loại dưa hấu chua Enslen đã phân lập được từ 1956 một glucozit đặt tên elaterinide. Khi thủy phân axit, elaterinide sẽ cho glucoza và beta elaterin hay cucurbitaxin e.

Trong hạt dưa hấu, J . Barksdale chiết được chat cucurboxitrin.

Theo bảng Thành phần hóa học thức ăn Việt Nam (Nhà xuất bản y học Hà Nội, 1972, 63) trong dưa hấu có 52% ăn được, 49,7% nước, 0,6% protit, 1,3% gluxit, 0,3% xenluloza, 0,1% tro, 4,2mg% canxi, 6,8mg% P. 0,5mg% Fe, 0,10mg% caroten. 0.02mg% B,, 0,02mg% vita- min B,. 0,10mg% vitamin PP và 4mg% vitamin C.

Trong một loài dưa Citrullus colocynthis Schrad. (Coloquinte) dùng làm thuốc tẩy mạnh, Vauquelin và Braconnot đã chiết được một glucozit có tính thể gọi là colocynthine C.HO., màu vàng, rất đáng, tan trong nước. (1/20), trong cồn, không tan trong ête, khi thủy phân cho glucoza và colocynthin C,H,O Ngoài ra còn colocynthilin và citrullin; trong hạt quả này người ta chiết được 15-17% dầu béo, chất nhầy và muối.

Công dụng và liều dùng

Quả dưa hấu được dùng chủ yếu trong nhân dân làm thức ăn bổ và mát vào mùa hè (tết ở miền Nam vào đúng những ngày nóng nực), hạt rang lên ăn hay dùng làm bánh mứt kẹo.

Tại Marốc (bắc châu Phi) người ta dùng dưa hấu chế thành một thứ rượu uống: Khoét một mảnh vỏ hình ném đổ vào đó một ít mật, thêm ít men rượu, đem vùi quả dưa hấu vài ngày trong một đống ngũ cốc (nếu không cho men, men cũng tự phát sinh). Đóng ném lại. Sau ít ngày trong quả dưa hấu sẽ xuất hiện một thứ nước uống có rượu, uống cũng có thể say như rượu.

Trong y học cổ truyền dân gian, người ta coi dưa hấu có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh thử, giải nhiệt, lợi tiểu, dùng trong những trường hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận, phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát. Ngày dùng 10-40g vỏ quả giữa hay vỏ quả ngoài (tây qua bì) dưới dạng thuốc sắc: Thêm nửa lít nước vào đun sôi giữ sôi trong 15 phút rồi uống thay nước trong ngày. Tại Malaixia, nước ép rễ dưa hấu dùng cầm máu sau khi đẻ hay sau khi bị doa thai.

Đơn thuốc có vỏ dưa hấu

1. Chữa đi ỉa chảy: Vỏ dưa hấu khô 20g, nước 500ml sắc còn 300ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.

2. chữa cảm sốt, đầu vàng, mắt hoa, nhiều mồ hôi: Tây qua bì 20g, hoa hay cảnh kim ngân 20g, trúc diệp 10g nước 500ml, đun sôi, giữ sôi 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!