Cây Đơn Châu Chấu (Cây Cuồng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

357
Cây Đơn châu chấu
Cây Đơn châu chấu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đơn châu chấu trang 585 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây cuồng, rau gai (Thái nguyên), độc lực (Hà tây), cẩm giảng (Bình gia, Lạng Sơn).

Tên khoa học Aralia armata (Wall.) Seem (Panax armatum Wall.)

Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ rất nhiều cành. Thân hơi gầy không có lông, trên có những gai cong quặp xuống. Lá to, kép 2-3 lần lông chim, có 9-11 lá chét, có cuống, phiến lá chét hình trứng, nhọn ở đầu, phía cuống hơi tròn, mép có răng cưa, trên những đường gần có những gai nhỏ. Cụm hoa hình chùy tán, nhiều gai, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng vàng nhạt hay xanh vàng nhạt. Nhị 5. Bầu hình trứng 5 ngăn, 5 vòi tự do. Quả màu đen nhạt dài 3-4mm.

Cây Đơn châu chấu
Cây Đơn châu chấu

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang tại nhiều nơi trong nước ta chủ yếu tại những tỉnh miền núi Hà Tây, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Nghệ An. Hà Tĩnh, Thanh Hoá.

Thường đào lấy rễ rửa sạch đất cát phơi hay sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì đặc biệt.

Thành phần hoá học

Sơ bộ thấy có saponin tritecpenic. Phần genin đã được xác định là axit oleanic (P. K. Mãn-Hà Nội, 1976). Hoạt chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân thường dùng rễ sắc uống và ngậm chữa bệnh ở cổ họng, viêm amidan. Trong dịch viêm họng ở Bình Gia-Lạng Sơn vào năm 1956, nhân dân đã dùng rễ cây này sắc vừa uống vừa ngậm. Còn được sắc uống chữa thấp khớp.

Ngày dùng 15 đến 20g.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!