Cây Đậu Khấu (Bạch Đậu Khấu, Viên Đậu Khấu) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

201
Đậu Khấu
Đậu Khấu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Đậu Khấu trang 402-403 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Bạch Đậu Khấu, Viên Đậu Khấu. 

Tên khoa học Amomum cardamomum L. 

Thuộc họ Gừng Zingiberaceae.

Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Amomum cardamomum).

Mô tả cây

Đậu khấu là một loại cỏ mọc lâu năm. Thân rễ có vảy, từ thân rễ những trụ mang lá và trục mang hoa và quả lỗ lên mặt đất. Thần mang lá có thể cao 2-3m. Lá mọc so le, không cuống, phiến lá hình mác dài 23cm, rộng 7,5cm. Cụm hoa hình bông mọc ở gốc, cả cuống hoa và hoa dài 8cm; tràng hoa màu vàng, hình ống hẹp, dài 2cm, trên tràng hoa màu vàng, có điểm tím hay đỏ tía. Quả hình cầu dẹt, màu tím trắng, đường kính 1,5cm

Đậu Khấu
Đậu Khấu

Phân bố, thu hái và chế biến

Đậu khấu mọc hoang và được trồng ở Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Srilanka, Nam Mỹ, Trung Quốc chủ yếu nhập đậu khấu của các nước kể trên, mới đây mới thử trồng ở Vân Nam.

Thường thu hái ở những cây đã được 3 năm, khi quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng xanh thì hái, hái về phơi hay sấy khô, loại bỏ cuống, rồi xông diêm sinh cho vỏ trắng ra là được. Khi dùng, bóc vỏ lấy hạt.

Thành phần hóa học

Trong đậu khấu có chừng 2,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là d.bocneola và d.campho.

Công dụng và liều dùng

Đậu khấu là một vị thuốc chủ yếu dùng trong đông y. Tính chất theo đông y là vị cay, ôn, vào các kinh phế, tỳ và vị, có tác dụng hành khí, ám dạ dày, tiêu thực khoan trung, trừ hàn hóa thấp, giải độc rượu. Dùng chữa đau dạ dày, đầy bụng, nôn ọe, ăn không tiêu, và chữa các bệnh về phổi. Ngày dùng 2 đến 4g.

Đơn thuốc có Đậu Khấu

  1. Chữa trẻ con bú vào lại trớ ra:

Bạch đậu khấu 14 nhân, sa nhân 14 nhân, cam thảo 8g, các vị tán nhỏ, dùng bột này sát vào miệng trẻ em.

  1. Chữa chứng lợm giọng buồn nôn:

Nhấm hạt bạch đậu khấu, nuốt nước.

Chú thích:

Ngoài vị đậu khấu kể trên, trong đông y còn dùng vị tiểu đậu khấu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Tiểu đậu khấu (Elettaria cardamomum Maton), vị thổ bạch khấu (Fructus Alpiniae tupaikou) là quả phơi khô của cây thổ hương khấu (Alpinia sp.) mọc hoang ở Quảng Tây (Trung Quốc).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!