Cây Cỏ Trói Gà (Bèo Đất) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

269
Cây Cỏ Trói Gà
Cây Cỏ Trói Gà
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cỏ Trói Gà trang 724-725 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là cỏ tỹ gà, cẩm địa là, bèo đất.

Tên khoa học Drosera burmannii Vahl. (Dorserac rotundifolia Lour., non L.).

Thuộc họ cây Bắt ruồi Droseraceae.

Mô tả cây

Cỏ cao 5-30cm có 1-3 thân không mang lá, nhẫn và gầy, mang hoa ở ngọn. Lá nhiều, mọc thành vành ở gốc dài 12mm, rộng 4mm, trên có phủ những lỏng hạch ở đỉnh, phía dưới có những lông mềm dính với nhau ở phía dưới, không có hạch ở đỉnh. Hoa trắng hoặc hồng, mọc một bên, thành chùm hình bọ cạp dài 1-6cm, mọc ở đầu thân. Quả nang 5 van, có nhiều hạt.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở những nơi đất ẩm ở nước ta, nhiều ở vùng Phổ Yên (Thái Nguyên), Vinh (Nghệ An), Thanh Hoá. Còn mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc, châu Úc.

Hái toàn cây về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô mà dùng.

Hình ảnh Cây Cỏ Trói Gà
Hình ảnh Cây Cỏ Trói Gà
Cây Cỏ Trói Gà
Cây Cỏ Trói Gà

Thành phần hoá học

Cây Drosera burmannii chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Nhưng cây Drosera rotundifolia L., cùng chi khác loài đã được nghiên cứu và sử dụng. Trong lá tươi của cây Drosera rotundifolia L. (chưa thấy ở nước ta) người ta đã lấy được 2 metyl 5 oxy 1-4 naphtoquinon có tính chất gây đỏ, chất droseron một chất màu đỏ có công thức dioxymetylnaphtoquinon. Ngoài ra người ta còn thấy glucoza và một chất màu vàng.

Công dụng và liều dùng

Năm 1958-1959, bệnh viện Vinh dùng làm thuốc chữa họ gà, chữa ho, dùng dưới dạng rượu thuốc, xirô, thuốc hãm hay thuốc cao.

Cây Drosera rotundifolia L. ở các nước được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa ho gà, dùng dưới hình thức cồn 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 giọt. Có thể tăng hơn. Có thể dùng dưới dạng cao (viên 0,05g).

Cây cùng loại:

Tại Thanh Hoá có cây cũng gọi là cỏ trói gà, hay mồ côi đã được xác định là cây Drosera indica L. hay D. finloysonniana Wall. cùng họ. Đây là một loại cỏ nhỏ cao 4cm-40cm, thân như sợi chỉ có lỏng hạch. Lá hình sợi chỉ dài 4-10cm, rộng 1-2mm, lông dài bằng chiều rộng của lá, có nhiều ở đầu lá, khi cong cuốn lại. Hoa trắng hoặc hơi tím hồng mọc thành chùm dài 6-20cm tận cùng ở đầu thân. Có lông hạch nhỏ. Quả nang dài 5mm, rộng 4mm, mở theo 3-4 van. Hạt rất nhỏ có đường chạy dọc. Mọc khắp ở Việt Nam, có thấy cả ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin. Có nơi ở Thanh Hoá, ngâm cây này trong 3 phần rượu để chữa chai chân có tác dụng làm mềm và bong các chai đó ra.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!