Cây Chay – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

322
Cây Chay
Cây Chay
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Chay trang 550-551 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cây chay.

Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. 

Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

Mô tả cây

Cây to cao 10-15m, thân nhẵn, cành non có lông màu hung nâu, cành già màu xám. Lá mọc so le, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lòng trên các đường gân. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Quả chín có màu vàng mềm, có lông nhung, cơm quả màu đỏ, ăn được.

Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 7-9.

Cây Chay
Cây Chay

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nơi đặc biệt ở miền núi Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hoá để lấy quả, vỏ rễ màu đỏ dùng để nhai với trầu không.

Làm thuốc người ta thu hái lá và rễ gần như quanh năm. Phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.

Thành phần hoá học

Trong vỏ rễ có rất nhiều tanin.

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân 

Vỏ rễ nhai như nhai trầu có tác dụng làm cho chắc răng. Lá và rễ sắc uống có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp. Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị khác như thiên niên kiện, thổ phục linh.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!