Cây Cẩu Tích ( Cây Lông Cu Ly, Kim Mao Cẩu Tích) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

384
Cẩu Tích
Cẩu Tích
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cẩu Tích trang 507-508 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là rễ lông cu ly, kim mao cẩu tích, cẩu tồn mao, cây lông khỉ.

Tên khoa học Cibotium barometz (L.) J. Sm. 

Thuộc họ Lông cu ly Dicksoniaceae.

Cẩu tích hay kim mao cẩu tích (Rhizoma Cibotii) là thân rễ phơi hay sấy khô, có khi thái mỏng, phơi hay sấy khô của cây lông cu ly.

Cẩu là con chó, tích là lưng, xương sống. Vì vị thuốc chưa thái giống lưng con chó, do đó có tên này.

Mô tả cây

Cây lông cu ly là một loại quyết thực vật, có khi cao tới 2,50m. Lá dài đến 2m, phủ bởi nhiều vầy vàng bóng ở mỗi bên gần giữa bậc ba, có một hay hai ở từ nang. Thân rễ có lông tơ màu vàng bao phủ, trông tựa như con chó con hay như con cu ly.

Vì thân rễ cây này trông giống con vật cho nên ngày xưa tại châu Âu hồi thế kỷ thứ 16-17, người ta cũng cho nó là một con vật và đặt tên là Agnus scynthius. Người ta cho rằng cây động vật này sinh ra do một hạt dính vào rễ, có máu và thịt như một con vật ăn cỏ. Vì con vật này không đi lại được cho nên sau khi nó ăn hết cỏ xung quanh nơi nó được sinh ra thì nó chết đi.

Cẩu Tích
Cẩu Tích

Phân bố, thu hái và chế biến

Cẩu tích mọc hoang khắp nơi ở miền rừng núi Việt Nam, Lào, Campuchia, Philipin, Malaixia và Inđônêxia. Miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam) cũng có.

Thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào cuối thu sang động. Khi hái về thì rửa sạch cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông vàng phủ xung quanh thân rễ, thái mỏng, phơi khô. Có khi đổ hơi nước rồi mới phơi, làm như vậy nhiều lần; có khi lại còn đó với đậu đen chín lần đồ, chín lần phơi rồi cuối cùng thái mỏng phơi khô.

Thành phần hoá học

Hoạt chất chưa rõ. Hiện mới biết trong thần rễ có tinh bột.

Công dụng và liều dụng

Chỉ mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc bổ gan, thận chữa đau lưng, đau khớp xương, đầu gối, chữa phong thấp. Người già hay đi tiểu tiện nhiều lần.

Ngày dùng 10-18g dưới dạng thuốc sắc.

Còn dùng chữa bệnh phụ nữ khí hư, bạch đới, phụ nữ có thai mà lưng, người đều đau.

Theo tài liệu cổ: Cầu tích có vị đắng, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh lưng gối, trừ phong thấp, chữa phong hàn, thấp tỷ, lưng đau chân mỏi, thất niếu (không đi đái được), làm lò (đái nhỏ giọt). 

Những người thận hư hữu nhiệt, tiểu tiện bất lợi hoặc đỏ vàng không dùng được.

Đơn thuốc có cẩu tích chữa ngang lưng đau nhức

Kinh nghiệm nhân dân: Cầu tích 15g, ngưu tất 16g, đỗ trọng 10g, sinh mễ nhân 12g, mộc qua 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Có thể thêm 20ml rượu trong khi uống thuốc, nếu uống được rượu.

Chú thích:

Ngoài thân rễ cẩu tích, người ta còn dùng lòng vàng phủ xung quanh thân rễ để đắp các vết thương, vết đứt tay, đứt chân để cầm máu.

Tác dụng này do các lồng đó hút huyết thanh của máu và giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đồng.

Có khi người ta còn dùng lỏng này để nhồi đệm, nhồi gối.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!