Cây Cam Thảo – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

798
Cam Thảo
Cam Thảo
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cam Thảo trang 880-888 tải bản PDF tại đây.

Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y. Tuy nhiên ở nước ta, tên cam thảo dùng để chỉ 3 vị thuốc khác nhau. Cần chú ý để tránh nhầm lẫn:

  1. Cam thảo bắc.
  2. Cam thảo dây.
  3. Cam thảo nam.
  4. Sau ngày giải phóng miền Nam 1975, người ta còn dùng cây sóng rắn với tên cam thảo.

Cam Thảo Bắc (Clycyrrhiza uralensis Fish)

Còn có tên là bắc cam thảo, cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.

Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis Fish và Glycyrrhiza glabra L. (G. glandulifera Waldst et Kit).

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran (Glycyrrhiza uralensis Fish.) hay cây cam thảo châu Âu Glycyrrhiza glabra L.

Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ; cỏ có vị ngọt.

Glycyrrhiza vì do chữ Hy lạp glykos là ngọt và riza là rễ, rễ có vị ngọt, uralensis vì sản xuất ở vùng núi Uran, dãy núi nằm giữa châu Á, châu Âu.

Mô tả cây

Cây cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1,5m. Toàn thân cây có lòng rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5,5cm, rộng 1,5-3cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22mm (cây trồng ở Việt nam sau 3 năm chưa thấy ra hoa). Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4cm, rộng 6-8cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông, Trong quả có 2-8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1,5-2mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng. Tại Trung Quốc mùa hoa tháng 6- 7, mùa quả tháng 7-9.

Cây cam thảo Glycyrrhiza glabra rất giống loài cam thảo G. Uralensis, nhưng khác ở chỗ lá chét thuôn dài hơn, dài 1,5-4cm, rộng 0,8- 2,3mm, quả giáp thẳng hoặc hơi cong, dài 2- 3cm, rộng 4-4mm, mặt quả gần như bóng hoặc có lông ngắn, số hạt ít hơn loài trên. Mùa hoa tháng 6-8, mùa quả tháng 7-9.

Cam Thảo Bắc
Cam Thảo Bắc

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây cam thảo bắc trước đây không có ở nước ta. Từ năm 1958, chúng tôi đã trồng thử một số bằng những hạt giống của loài Glycyrrhiza uralensis do Liên Xô cũ cung cấp. Cây mọc khỏe vào xuân hạ và thu. Đến mùa đông thì lại đi hoặc kém phát triển. Sang năm sau cây lại mọc tốt. Lượng hoạt chất trong rễ mỗi năm mỗi tăng. Tuy nhiên sau 3 năm cây vẫn chưa ra hoa. Có tài liệu nói cây trồng thường không có hoa

Trồng bằng hạt hoặc bằng thân rễ. Sau 4-5 năm trở lên có thể thu hoạch. Đào rễ và thân rễ vào mùa xuân hoặc thu đông. Nhưng mùa thu đồng cam thảo tốt hơn. Mỗi hecta có thể thu hoạch 8-10 tấn. Vì là một cây lâu năm mới thu hoạch cho nên trong 2-3 năm đầu người ta trồng xen các cây thực phẩm. Khi đào thường người ta chỉ lấy rễ, nhưng nhiều khi lấy cả thân rễ Thân rễ rất dài, có khi tới 7-8m.

Sau khi đào rễ, người ta xếp thành đống để cho hơi lên men, làm cho rễ có màu vàng sẵn hơn, là màu người ta chuộng hơn.

Tại Liên Xô cũ, Trung Quốc và nhiều nước khác cây cam thảo mọc hoang và trở thành mộ ‘thứ cỏ khó diệt trừ, chỉ một mẫu thân rễ có thể trở thành một bụi cam thảo và cứ như vậy lan ra rộng mãi. Những khu vực cam thảo mọc hoang là những nơi có đất khô, đất có canxi, đất cát đất cát vàng.

Những nơi có đất đen cứng chắc, kiểm tính và ẩm thấp thì chất lượng cam thảo kém hơn nhiều xơ, ít bột, ít ngọt, rễ mọc cong queo.

Thành phần hóa học

Trong cam thảo người ta đã phân tích thấy 3- 8% glucoza, 2,4-6,5% sacaroza, 25-30% tinh bột, 0,3-0,35% tinh dầu, 2-4% asparagin, 11- 30mg% vitamin C, các chất anbuyminoit, gồm, nhựa v.v…

Nhưng hoạt chất chính trong cam thảo là chất glyxyridin (glycyrrhizin) với tỷ lệ 6-14%, có khi tới 23%.

Glyxyridin là muối canxi và kali của axit glyxyrizic. Công thức thô của axit glyxyrizic là C,H,O. Axit glyxyrizic là một saponin tritecpenic, có độ chảy 205°C a =+58,5 hơi D tan trong cồn và nước nóng, không tan trong éte. Thủy phân sẽ cho một phân tử axit glyxyretic còn gọi là glyxyritin và 2 phân tử axit glycuronic.

Chất glycyrrhizin được nhà bác học Đức Dobreyner nghiên cứu và chiết suất từ năm 1819. Nhưng mãi đến năm 1843 người ta mới bắt đầu nghiên cứu cấu tạo hóa học của nó và gần đây mới xác định được chính xác.

Axit glyxyretic không có vị ngọt, nhưng glyxyrizin và nhất là glyxyrizin phối hợp với amoniac hay thổ kiểm lại càng ngọt hơn. Pha loãng 1/20.000 vẫn còn vị ngọt.

Mới đây các nhà nghiên cứu Nhật Bản, còn chiết suất được từ cam thảo một sắc tố màu vàng dẫn xuất flavon gọi là liquiritin C21H22O4.

Nghiên cứu loại cam thảo G. uralensis trong ở vườn Trường đại học dược Hà Nội, chúng tôi thấy sau một năm rễ cam thảo có tỷ lệ 1% glyxyrizin và sau 2 năm tỷ lệ lên 2%. Chúng tôi còn đang tiếp tục theo dõi.

Tác dụng dược lý

Trước đây tây y chỉ coi cam thảo như một vị thuốc phụ có tác dụng hỗ trợ, làm cho đơn thuốc dễ uống, trái lại đông y coi vị cam thảo có khả y năng chữa rất nhiều bệnh và dùng trong hầu hết các đơn thuốc.

Trong nhiều công trình nghiên cứu, vai trò cam thảo rất được chú ý đến, nhiều kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng đã chứng minh kinh nghiệm cổ truyền của nhân dân.

  1. Tác dụng giải độc của cam thảo:

a) Hậu Đằng Chinh, Trung Đảo Sinh Nam và Đại Một Nhất Hùng (1950) dùng muối natri của axit glyxyrizic thí nghiệm trên tim cô lập của ếch theo phương pháp Clark thấy natri glyxyrizat có tác dụng chống lại với tác dụng của cloral hydrat, physistigmin, axetyl-cholin, pilocacspin và yohimbin.

Đối với histamin và cocain cũng có tác dụng chống lại.

Natri glyxyrizat có tác dụng làm mạnh tim như chất adrenalin.

b) Tam Hảo Anh Phu báo cáo trong Nhật lẫn y học 39 (7): 358, 1952 như sau: Muối kali và canxi của axit glyxyrizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng.

c)Cửu Bảo Mộc Hiến và Tinh Kỳ Hòa Tủ (Nhật Bản, 1954) đã báo cáo rằng chất glyxirizin có khả năng giải độc do stricnin: Các tác giả đã tiêm stricnin nitrat cho chuột nhất cần nặng 15g cho đến hiện tượng trúng độc, đồng thời đối với một là chuột khác thì tiêm kali nitrat và glyxyrizin, kết quả với liều 0,10mg strichin nitrat, toàn bộ chuột chết trong vòng 10 phút còn là chuột có tiêm cả glyxyrizin với liều 12,5mg thì chỉ có 58% chuột chết, nếu dùng nửa số liều gây chết (D. L. 50) của stricnin nitrat là 0,02mg/10g thì tỷ lệ tử vong của chuột là 58,3% trong khi đó là có tiêm stricnin nitrat đồng thời tiêm cả glyxyrizin thì không một con chuột nào bị chết cả.

Các tác giả còn cho biết khả năng giải độc của cam thảo có liên quan tới sự thủy phân glyxyrizin ra axit glycuronic.

d) Năm 1953, Otto Gessner còn cho biết cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.

e)Năm 1956, Từ Tá Hạ, Diệm Ứng Cử và Bì Tây Bình đã báo cáo trong Trung Hoa y học tạp chỉ (8: 755-766) rằng: Cam thảo có tác dụng giải độc đối với độc tố uốn ván.

g) Cũng trong năm 1956, Diệm Ứng Cử và Trương Tín Chi đã thí nghiệm cho thỏ và chuột nhắt uống dung dịch cam thảo 25-50% cùng với mocphin clohydrat, cocain clohydrat, stricnin nitrat, atropin sunfat, chloralhydrat, để xem khả năng giải độc thì thấy uống 4ml dung dịch cam thảo 25%/1 kg thể trọng có thể giải độc của cocain clohydrat (5mg/kg tiêm dưới da) và cloral hydrat (0,2g/kg thịt).

2. Tác dụng như coctison:

a) Theo J. A. Molhuysen (1950) cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.

b) Năm 1946, Reaver đã dựa vào đơn một biệt dược chữa đau dạ dày lưu hành tại một tỉnh nhỏ tên là Netherland gồm có cam thảo, quả tiểu hỏi và muối sắt fero, đã chỉ dùng cam thảo điều trị các bệnh loét đường tiêu hóa, kết quả sau vài ngày uống thuốc, các triệu chứng trường diễn của loét đều mất hết và sau 3 tuần lễ, kiểm tra bằng X quang thấy vết loét hoàn toàn bình phục, nhưng 1/5 những người được điều trị bằng cao cam thảo có hiện tượng thủy thũng, lúc đầu xuất hiện ở mặt, sau toàn thân, một vài bệnh nhận thấy hơi nhức đầu, lao động chân tay thì thấy thở khó khăn và bị đau ở phía trên bụng.

c) Năm 1953, Card căn cứ vào một số thí nghiệm trên chuột bạch, lại kết luận rằng tác dụng của cam thảo không giống tác dụng của desoxycocticosteron.

  1. Tác dụng đối với vị toan (nước chua của dạ dày):

Năm 1951, Chu Nhan và Chu Kim Hoàng (Trung Quốc) đã dựa vào kết quả thực tế cam thảo chữa bệnh đau dạ dày thí nghiệm xem ảnh hưởng đối với vị toan. Kết quả thay khi thụt 50- 60ml dung dịch cam thảo 1% vào dạ dày của chó đã gây mê thì có thể hạn chế sự tăng bài tiết vị toàn do tiêm dưới da 0,5-1mg chất histamin. Nhưng nếu cho chó có dạ dày nhỏ theo phương pháp Pavlov uống liên tục từ 14-24 ngày với liều 0,2-1g/kg thể trọng, sau khi đã tiêm dưới da 0,2-0,4 histamin để gây tăng vị toan thì kết quả không rõ rệt. Tác dụng giảm vị toan do tác dụng trực tiếp chứ không phải do phản xạ.

  1. Tác dụng tiêu giật (spasmolytique) đối với cơ trơn ống tiêu hóa

Năm 1956, H. Berger và H. Holler đã thí nghiệm so sánh tác dụng của nước cam thảo với papaverin clohydrat thì thấy kết quả là 1/450 và 1/3.100.

  1. Tác dụng của nội tiết tố dục tính:

Năm 1950, Christopher H. Costello (J. Amer. Pharmaceut. Ass.) đã báo cáo rằng trong cam thảo có chất tác dụng như nội tiết tố dục tính đối với âm đạo với âm đạo chuột bạch.

6. Tác dụng khác

Một số tác giả khác còn cho rằng cam thảo có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, chữa táo bón.

Công dụng và liều dùng

Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y. Ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.

Theo tài liệu cổ, cam thảo có vị ngọt, tính bình (sau khi nướng thì tính hơi ôn), vào 12 đường kính. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh hỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà họ. Dùng sống chữa đau họng, ung thư.

Ai cũng biết đường saccaroza, chất ngọt được tiêu thụ nhiều nhất trong khẩu phần dinh dưỡng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nước ngọt nhưng ai cũng biết là ăn nhiều đường dễ mập, dễ hư răng, nguy hiểm đối với người mắc bệnh tiểu đường. Cho nên một hướng tìm tòi là thay vì ăn đường saccaroza, tìm một chất ngọt khác mà cơ thể không thể biến đường được. Trên hướng đó người ta đã dùng đường hóa học. saccarin, ngọt gấp 300-400 lần saccaroza, glycyrrhizin của cam thảo ngọt gấp 50 lần đường, steviosit lấy từ trái cây Stevia rebaudiana ngọt gấp 300 lần, nhưng phần lớn các chất ngọt kể trên đều ít nhiều để lại một hậu vị đắng khó chịu, nhất là một số chất ngọt kể trên lại bị nghỉ ngờ gây ra ung thư. Gần đây nhất, thế giới đang lưu tâm nghiên cứu một chất dầu không máu, có vị ngọt chiết từ lá và hoa một loại cỏ nguồn gốc ở Mehicô, có tên khoa học là Lippia dulcis Trev. thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) gọi theo tiếng địa phương ở Mehicô là Tzonpelic

Xihuiti có nghĩa là cỏ ngọt. Cây này đang được một số cơ quan nghiên cứu ở nước ta (ở cả hai miền) đang nghiên cứu trống thử và chiết suất. Chất ngọt lấy ra được đặt tên là hernandulcin để nhớ đến công ơn của Francisco Hernandez, một y sĩ Tây Ban Nha, người đầu tiên mô tả cây cỏ ngọt này giữa năm 1570-1576. Cấu tạo hóa học của chất này đã được xác định, kiểm tra bằng tổng hợp hóa học, khác với các chất ngọt

được biết từ trước tới nay. Hemandulcin thuộc nhóm sesquitecpen, có tính ổn định và dễ tổng hợp, giá thành không cao lắm. Với cùng một số lượng phân tử như nhau, hernandulcin ngọt hơn đường saccaroza khoảng 1.000 lần. Đây là một chất ngọt tốt, qua nhiều trắc nghiệm sinh học, đã chứng tỏ có vẻ không sinh ra ung thư. Cho vào bao tử chuột với liều 2g/1kg thể trọng, hernandulcin không gây hậu quả gì tai hại. Tuy nhiên hemandulcin vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu vì hương vị của hernandulcin không gây thích thú bằng đường saccaroza và hậu vị vẫn hơi đắng. Người ta đang tìm cách tổng hợp các dẫn suất của hernandulcin có thể không còn hậu vị khó chịu mà vị ngọt vẫn có hương vị dễ chịu của đường saccaroza.

Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt dễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc họ, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu:

  1. Chữa loét dạ dày và ruột. Ngày uống 3- 4g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luôn 7-14 ngày. Sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
  2. Chữa bệnh Adidon (Addison “s) vì trong cam thảo có axit glyxyretic cấu tạo như coctison,

nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Addidon. Năm 1956 ba tác giả Trung Quốc có báo cáo trong Trung Hoa y học tạp chí đã dùng cao lỏng cam thảo với liều 15ml một ngày, có thể tăng tới 45-60ml để điều trị 4 trường hợp bệnh nhân bị bệnh Adidơn thì thấy thể lực tăng cường, natri trong huyết thanh tăng lên, huyết áp tăng lên, dùng phối hợp với coctison thì có thể giảm được lượng coetison.

Cũng trong năm 1956, tại số báo Trung Hoa, y học tạp chí số tháng 7, bốn tác giả khác báo cáo dùng cam thảo điều trị 2 trường hợp bệnh Adidơn với liều 20-30ml mỗi ngày (uống) kết quả rất tốt, nhưng một người phát sinh hiện tượng phù nề nhẹ, vài ngày sau tự nhiên tiêu đi, cùng số báo đó một tác giả khác giới thiệu đã điều trị khỏi một trường hợp Adidơn với liều 20-40ml cao lòng một này. Số tháng 8 cùng báo đó, ba tác giả khác lại giới thiệu chữa khỏi một trường hợp Adidơn với liều 9-18ml cao lỏng cam thảo mỗi ngày, uống luôn trong 35 ngày.

Đơn thuốc có cam thảo

  1. Cát cánh cam thảo: Chữa ho (xem vị cắt cánh).
  2. Đơn thuốc Kavét chữa đau dạ dày: Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0,10g, natri bicachonat 0.15g, magie cacbonat 0.20g, bitmutnitrat basic 0,05g, bột đại hoàng 0,02g, tá dược vừa đủ 1 viên. Chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.
  3. Đơn thuốc chữa loét dạ dày:

Chỉ một vị cam thảo: Cao cam thảo 2 phần, nước cất một phần, hòa tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ. Không uống lâu quá 3 tuần lê.

  1. Nhân trung hoàng chữa sốt quá hóa điện cuồng, trúng độc: Cam thảo tán nhỏ, cho vào đẩy một ống tre đã cạo hết lớp tinh tre bên ngoài, Bịt kín hai đầu bằng nhựa thông. Đến mùa đông cắm cả ống tre đó vào một hố phân người, cho đến ngày lập xuân lấy ra rửa sạch, bổ ống trê lấy cam thảo phơi khô tán nhỏ.

Phải chăng đây là một cách người xưa chế cam thảo dưới dạng muối amoniac.

Đông y coi vị này rất quý để chữa cảm sốt quá hóa điên cuống, trúng độc, bị mụn nhọt, Mỗi lần uống 1-2g.

  1. Cao cam thảo mền: Chữa các chứng mụn nhọt, ngộ độc. Ngày uống 1-2 thìa con.
  2. Cao cam thảo đã loại glyxyridin: Gần đây có người đã cho rằng glyxyridin không phải là hoạt chất nên đã chế cam thảo đã loại bỏ glyxyrindin di.

Cam Thảo Dây ( Abrus precatorius L.)

Còn gọi là tương tư tử, tương tự đậu, tương tư đằng, dây cườm, dây chi chì, ang krang, angkreng (Campuchia).

Tên khoa học Abrus precatorius L. (Abrus minor et pauciflorus., Glycine abrus L.).

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Dây cam thảo cho những bộ phận dùng làm thuốc sau đây:

  1. Rễ và lá dùng thay cam thảo bắc ở nhiều nước, do đó còn có tên liane réglisse (dây cam thảo), réglisse d’Amérique (cam thảo châu Mỹ), réglisse indienne (cam thảo Ấn Độ).
  2. Hạt là tương tự tử-Semen Abri (Semen Jequiriti).

Mô tả cây

Dây cam thảo là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. Lá kép hình lòng chim, cả cuống dài 15-24cm, gồm 8-20 đôi lá chết, cuống chung ngắn, cuống lá chết càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5-20mm, rộng 3-8mm. Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành. Cánh hoa hình cánh bướm. Quả thon dài 5cm, rộng 12-15mm, dày 7-8mm, mặt có lông ngắn, hạt từ 3 đến 7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn quanh tế.

Cam Thảo Dây
Cam Thảo Dây

Phân bố, thu hái và chế biến

Dây cam thảo mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Tại Hà Nội người ta bán thành từng bó dây và lá cam thảo. Rễ của dây cam thảo ít thấy ở thị trường. Hạt ít thấy bán hơn.

Thành phần hóa học

Rễ và lá dày cam thảo chứa một chất ngọt tương tự như glyxyrizin có trong rễ cam thảo bắc. Tuy nhiên lượng chất ngọt này rất ít lại có vị khó chịu và đắng. Tỷ lệ chất này chỉ có 1-2% (Do Tat Loi, 1960).

Hạt chứa một chất protit độc gọi là abrin C12H14N2O2, chất abralin H13H14O7, là một 2 glucozit có tinh thể, men tiêu hóa chất béo lipaza 2,5% chất béo, chất henagglutinin làm vón máu, và nhiều men ureaza.

Vỏ ngoài hạt có sắc tố màu đỏ. Có tài liệu nói có axit abrussic.

Tác dụng dược lý

Chất abrin là một protit độc, thuộc nhóm phytotoxin, nhưng so sánh với chất rixin (protit lấy ở hạt thầu dầu) thì kém độc hơn. Tuy nhiên tác dụng cũng gần giống nhau: Abrin có tính chất một kháng nguyên (antigene) vào cơ thể có thể gay trong cơ thể một chất kháng thể (anticorps). Tác dụng focmon lên abrin, ta có một chất ana- toxin, chất anatoxin cũng gây trong cơ thể chất kháng thể.

Chất abrin chịu tác dụng của men pepsin của dạ dày khỏe hơn chất rixin. Abrin gây vón hồng cầu một cách dễ dàng.

Khi nhỏ vài giọt dung dịch abrin vào kết mạc mắt, sẽ gây phù tấy kết mạc và gây hại tới giác mạc một cách vĩnh viễn, do đó khi dùng điều trị đau mắt bằng hạt này như kinh nghiệm trong nhân dân cần hết sức thận trọng.

Ta có thể chiết chất abrin như sau: Sắc hạt hoặc pha nước sôi với hạt, lọc lấy nước rồi cho vào cồn để kết tủa. Sấy khô.

Độ độc của hạt dây cam thảo được một số dân tộc vùng Tây Ấn Độ dùng đầu độc: Ngâm hạt với nước, giã nát, thêm ít dầu vào, nặn thành những mũi nhọn, khi những mũi nhọn này đâm vào da, gây loét tại chỗ, ngấm vào máu và gây chết trong 48 giờ.

Tuy nhiên theo một số tác giả, thì hạt cây không độc vì tại Ai Cập, có người dùng hạt này

để ăn, hoặc trẻ con tại một số bến tàu ở châu Âu hay chơi hạt này, nhiều khi nhờ ăn phải mà không chết. Nhưng cần chú ý là trẻ con nuốt phải hạt nguyên không nhai vỡ nát, hoặc ăn thì phải nấu chín mà chất độc abrin thì có thể bị nhiệt làm giảm độc.

Công dụng và liều dùng

  1. Rễ, thân và lá được nhân dân nhiều nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á dùng thay vị cam thảo bắc trong các đơn thuốc.

Tuy nhiên do hoạt chất không giống nhau hẳn, cho nên việc thay thế chưa hoàn toàn hợp lý. Nên chú ý trong cây cam thảo bắc để dùng.

Tại Xênêgan, những người ca hát thường nhai lá cây này cho ngọt giọng,

Tại đông châu Phi, một số dân tộc dùng lá chữa rắn độc cắn.

  1. Hạt thường dùng ngoài làm thuốc sát trùng: Giã hạt cho nhỏ, đắp lên chỗ đau. Tuy nhiên có độc cần chú ý.

Trước đây người ta hay dùng hạt này chữa bệnh đau mắt hột, đau mắt thường: 3 đến 5 hạt, giã nát ngâm với 1 lít nước. Ngày nhỏ vào mắt 3 lần thuốc này. Khi mới dùng thuốc gây phản ứng, nhưng sau 48 giờ phản ứng bớt. Sau 1 tuần giác mạc trở lại bình thường. Thuốc để lâu không có tác dụng cho nên dùng đến đâu chế đến đó.

Tuy nhiên thuốc có độc, gây phù tay kết mạc, do đó về sau người ta không dùng nữa.

Chú ý:

Đừng nhầm hạt dây cam thảo kể trên với hạt cây kiến kiện hay trách quạch (Adenanthera pavonina L.) thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).

Cây này là một cây to, cao chừng 20m, Là 2 lần kép lông chim, cuống chung to khỏe, dài 40cm hay hơn. Lá chét 6 đội và một lá chét tận cùng, kích thước không giống nhau tùy theo mọc ở cao hay ở thấp. Cụm hoa mọc thành bóng dài 15mm. Quả hình liềm dài 15-20cm, rộng 15mm khi mở ra, thì vận vào nhau như lò xo. Hạt nhìn thấu kính, 2 mặt phình lên, mầu đỏ bóng. Mùa hoa: tháng 2-3, mùa quả tháng 6-7.

Chú ý hạt cây này màu đỏ tuyển, còn hạt dây cam thảo nửa đỏ, nửa đen, ở giữa nửa đen có tễ của hạt.

Trong hạt cây này có khoảng 25% dầu, 30% chất protit.

Tại Việt Nam chúng tôi chưa thấy ai dùng hạt cây này làm thuốc. Trẻ con thường dùng chơi như chơi hạt dây cam thảo.

Tại các nước khác người ta dùng hạt làm thuốc, ở Giava, giã hạc đắp lên mụn nhọt để cho chóng vỡ mủ, chữa nhức đầu tư thấp. Tại Ấn Độ và Malaixia lá sắc uống chữa tê thấp, gỗ làm thuốc bổ. Tại Campuchia vỏ cây dùng chữa lỵ, với tên vỏ cây chan trey, mon trey.

Cam Thảo Nam (Seoparia dulcis L.)

Còn có tên là dã cam thảo (Trung Quốc), thổ cam thảo (Trung Quốc), giả cam thảo.

Tên khoa học Seoparia dulcis L.

Thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae.

Cam thảo nam (Herba Sceopariae) là toàn cây tươi hoặc phơi khô sấy khô của cây cam thảo nam.

Mô tả cây

Cam thảo nam là một loại cỏ mọc thẳng đứng, cao 30-80cm, thân nhẵn, rễ to hình trụ. Lá đơn, mọc đối hoặc vòng 3 lá một. Phiến lá hình mác hay hình trứng ngược, dài 1,5-3cm, rộng 8- 12mm, phía cuống hẹp lại thành cuống ngắn, mép lá nửa phía trên có răng cưa to, phía dưới nguyên. Mùa hạ ra hoa nhỏ màu trắng ở kẽ lá, mọc riêng lẻ hoặc thành đội. Quả nhỏ hình cầu, trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Cam Thảo Nam
Cam Thảo Nam

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Có mọc cả ở miền Nam Trung Quốc, đặc biệt vùng Quảng Tây, nhân dân cũng dùng cây này với tên dã cam thảo. Tại Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, châu Mỹ đều có. Có thể thu hái quan trai có v khi dùng tươi, nhưng phần nhiều dùng khổ: Đào toàn cây cả rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được.

Thành phần hóa học

Theo Heyne, trong cây cam thảo nam có một tí ancaloit và một chất đẳng.

Có tác giả cho biết rằng, trong cây có nhiều axit xilixic.

Mới đây theo các tài liệu Ấn Độ, trong cây này có một hoạt chất gọi là amelin dùng uống được để chữa các triệu chứng axit (acidose) của bệnh đái đường.

Tuy nhiên năm 1918, Whittaker H. trong Brit Med. J. theo dõi áp dụng chất amelin trong 2 trường hợp thì cho rằng amelin không công hiệu đối với bệnh đái đường.

Tuy lá cây có vị ngọt, nhưng không có hoạt chất của cam thảo bắc.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân nhiều vùng ở Việt Nam cũng như nhân dân vùng Quảng Tây, Trung Quốc dùng thay vị cam thảo bắc để chữa sốt, chữa say sắn độc, giải độc cơ thể.

Liều dùng tùy tiện thường 30-100g sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Tại Malaixia, nhân dân dùng làm thuốc chữa ho.

Tại đảo Angti, rễ cam thảo nam được dùng làm thuốc thu sáp, thuốc nhảy để chữa bệnh lậu, kinh nguyệt quá nhiều.

Tại Braxin, lấy nước ép cam thảo nam thụt chữa bệnh đi ỉa lỏng và pha uống chữa họ.

Tại Ấn Độ, cam thảo nam được dùng chữa triệu chứng axit (acidose) trong bệnh đái đường nhưng có tác giả đã không xác nhận sự công hiệu của thuốc này.

Cần chú ý nghiên cứu thêm.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!