Cây Cải Cúc (Cúc Tần Ô) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

269
Cây Cải Cúc
Cây Cải Cúc
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cải Cúc trang 772-773 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là rau cúc, cúc tần ô, đồng hao (T.Q.). chrysanthème des jardins, chrysanthème à couronne.

Tên khoa học Chrysanthemum coronarium L.

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Mô tả cây

Cỏ mọc hằng năm, thân mọc thẳng, nhẵn, cao từ 0,5-0,8m, mang nhiều cành. Lá ôm vào thản, phiền xẻ lông chim với những thuỷ hình mác, nhưng ở đầu thì nở rộng, có răng cưa. Cụm hoa hình đầu màu vàng, mọc ở đầu cành, lá bắc khô xác ở đầu.

Cây Cải Cúc
Cây Cải Cúc

Phân bố, thu hái và chế biến

Cải cúc được trồng ở khắp nơi chủ yếu để lấy rau ăn. Một số ít dùng làm thuốc. Khi dùng làm thuốc thì dùng tươi hay phơi khô trong mát.

Còn mọc và được trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản. Người ta cho rằng cây cải các nguồn gốc ở châu u và miền Bắc châu Á.

Thành phần hóa học

Trong cải cúc cho tinh dầu mùi thơm đặc biệt. Ngoài ra còn có 5,57% hydrat cacbon, 1,85% protein, 0.43% chất béo, nhiều vitamin B, một lượng trung bình vitamin C và ít vitamin A.

Công dụng và liều dùng

Cải cúc hiện nay chủ yếu được trồng để lấy dưới dạng thuốc pha hay thuốc sắc. cây nấu canh ăn, thường những người họ lâu
ngày nấu canh ăn để chữa họ. Ngoài công dụng chữa họ, rau cải cúc cung cấp cho ta một lượng hydrat cacbon, protein, chất béo và vitamin như thành phần hoá học đã chỉ rõ.

Làm thuốc, cải cúc chữa đau mắt, nhức đầu kinh niên, thổ huyết. Mỗi ngày uống 10-16g dưới dạng thuốc pha hay thuốc sắc.

Đơn thuốc chữa ho cho trẻ em

Lá cải cúc 6g thái nhỏ, cho vào chén con, thêm ít đường trắng, cho vào nồi cơm hấp cho tiết nước ra. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!