Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Bưởi trang 708-709 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là bòng, co phúc (Mường), kanbao t tchiou (Thái), kroth thlong (Campuchia) makkamtel, makphuc, maksomo (Lào).
Tên khoa học Citrus maxima (Burm) Merrill; Citrus grandis Osbeck.
Thuộc họ Cam Rutaceae
Mô tả cây
Bưởi là loại cây to cao 10-13m, vỏ thân màu vàng nhạt, đôi khi ở kẽ nứt thân chảy ra một thứ gồm nhựa. Cành có gai dài, nhọn. Lá hình trứng, dài 11-12cm, rộng 4,5-5,5cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có đĩa cánh to. Hoa đều, to, mọc thành chùm 6-10 hoa, rất thơm. Quả hình cầu to, có khi to bằng đầu người lớn, vỏ dầy, màu thay đổi tùy theo giống.
Phân bố, thu hải và chế biến
Trống khắp nơi ở nước ta, nổi tiếng nhất có bưởi huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, miền Nam có bưởi Nam roi. Mùa hoa: Tháng 3-5, mùa quả: Tháng 8-11. Người ta trồng chủ yếu để lấy quả ăn, lấy hoa ướp thơm thức ăn, bánh trái hoặc cất nước hoa bưởi. Người ta còn hái lá làm thuốc, thường chỉ dùng lá tươi. Người ta còn dùng vỏ quả và hạt bưởi sau khi đã ăn quả.
Thành phần hóa học
Trong lá, hoa, vỏ quả đều chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỉnh dấu lá bưởi là dipenten, linalola và xitrala. Trong tinh dầu vỏ quả có 26% xitrala và este.
Trong vỏ quả bưởi, ngoài tinh dầu ra còn chứa pectin naringin (một glucozit khi thuỷ phân cho d. ramnora và narigenin là một trihydroxyflavon), các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A và C, hesperidin. Hesperidin còn gọi là hesperidozit. Thủy phân hesperidin cho hesperetol (một flavonon: trihydroxy 7-5-3′ metoxyflavonon)
Trong dung dịch ép múi bưởi có khoảng 9% axit xitric, 14% đường. Ngoài ra còn lycopin, các men amylaza, peroxydaza, vitamin C (50mg trong 100g dịch ép) vitamin A và B1.
Trong vỏ hạt bưởi có nhiều pectin.
Trong hạt có dầu béo.
Công dụng và liều dùng
Lá bưởi tươi thường được dùng nấu với nhiều lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu. Còn dùng để cất tinh dầu, nhưng nếu hai lá thì hại quả và hoa cho nên ít làm.
Vỏ quả bưởi chữa Ăn uống không tiêu, đau bụng, ho. Ngày dùng 4-12g dưới dạng sắc uống.
Vỏ hạt bưởi có thể dùng lấy pectin làm thuốc cầm máu và dùng chải tóc giữ cho tóc im giống như dùng gôm adragant.
Dịch ép múi bưởi làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo), thiếu vitamin C, làm nguyên liệu chế axit xitric thiên nhiên.
Nước hoa bưởi thường bán ở các hiệu làm bánh được cất từ hoa bưởi phối hợp với nhiều vị thuốc có vị thơm khác như hồi quế… dùng để làm thơm các thức ăn, bánh trái.
Đơn thuốc có bưởi
Chữa chốc đầu trẻ em: Hạt bưởi bóc vỏ cứng ngoài, xâu vào sợi thép. đốt trên ngọn lửa cho cháy thành than. Nghiền nhỏ. Rửa nơi chốc đầu thật sạch bằng nước ấm, thấm cho khô. Bởi bột điều trị từ 3-6 ngày (Khoa học thường thức, 15/ than hạt bưởi lên. Ngày bôi 1-2 lần. Thời gian 3/1976).