Cây Bụng Báng (Cây Báng, Cây Đoác) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

121
Cây Bụng Báng
Cây Bụng Báng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bụng Báng trang 694-695 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là báng, cây đoác, palmier a sucre.

Tên khoa học Arenga saccharifera Labili., (Saguerus rumphii Roxb., Borassus gomutus Lour.)

Thuộc họ Cau Arecaceae (Palmae).

Mô tả cây

Báng hay bụng báng là một cây có thân cột cao từ 7-10m, đường kính tới 30cm, trên phủ những bó sợi to đen, giống như cước do cuống lá bị đũa ra, còn lại. Lá xẻ lông chim to dài 6- 7cm, cuống lá to dài, mặt trên lá màu lục, mặt dưới trắng nhạt. Bỗng mo dài 90-120cm, phân nhánh nhiều, rũ xuống. Hoa đực có đến 70-80 nhị, hoa cái có 3 lá đài, còn lại ở quả. Quả hình cầu to bằng quả táo màu vàng nâu nhạt, khi chín đỉnh lõm xuống, có ba hạt hình trứng, hơi ba cạnh, màu xám nâu, dài 25mm.

Cây Bụng Báng
Cây Bụng Báng

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang và được trồng ở những chân núi hay vùng núi ẩm tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và một số tỉnh miền núi. Còn mọc hoang và được trồng ở nhiều nước khác thuộc nhiệt đới châu Á.

Nhân dân vùng núi thường trồng để ngã cây khi cây bắt đầu ra hoa rồi lấy từ ruột thân một thứ tinh bột màu nâu hồng nhạt; lấy phần ruột của thân cây, giã nhỏ, lọc lấy tinh bột rồi phơi hay sấy khô. Một cây có thể cho từ 20-100kg tinh bột. Tại các chợ người ta bán với tên bột báng. Soi kính hiển vi, bột báng là những hạt hình chuông, kích thước 50-60km dính vào nhau, kèm theo một số hạt tròn, rốn ở cạnh, hình sao hay hình vết rách có nhánh. Tại nhiều nước khác vùng Đông Nam và nam châu Á cũng khai thác loại tinh bột này từ ruột thân nhiều loài tương tự như cây báng có tên khoa học Metroxylon rumphii, M. farinifera, Raphia sagus đều thuộc họ Dừa. Tinh bột này mang tên sagu (sagou).

Khi cây bắt đầu có quả, người ta cắt bông mo hoa đực và cái, được một thứ nước rất ngọt chảy ra. Nước này có thể thêm men để cất rượu hoặc có đặc thêm vôi được một thứ đường.

Nhân hạt luộc chín được ăn với tên hạt đoác.

Những sợi còn lại trong thân có thể dùng làm chỉ khâu hay bện làm thừng, dây. Những sợi nhỏ mịn có thể làm bùi nhùi.

Thành phần hoá học

Trong ruột thân cây báng có nhiều tinh bột;

trong nước chảy từ bông mo có chứa nhiều đường sacaroza.

Công dụng và liều dùng

Bột báng được dùng làm thực phẩm.

Nước ở bông mo báng được dùng làm nguyên liệu chế đường, rượu.

Ngoài ra thân cây báng còn được dùng làm thuốc, chữa sốt, lợi tiểu.

Ngày dùng 30-50g thân cây dưới dạng thuốc sắc

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!