Cây Ba Kích (Ba Kích Thiên, Cây Ruột Gà) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

333
Ba Kích
Ba Kích
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tam Thất trang 289-291 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên Ba Kích Thiên, cây Ruột Gà, Chẩu Phóng Xì (Hải Ninh), Thao Tẩy Cáy, Ba Kích Nhục, Liên Châu Ba Kích.

Tên khoa học Morinda offcinalis How. 

Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

Người ta thường dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Morindae) của cây ba kích.

Mô tả cây

Cây loại thảo, sống lâu năm, thân leo, lá mọc đối, cứng nhọn, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, hình mắc, non có màu xanh, về già có màu trắng mốc. Hoa lúc đầu trắng, sau vàng, 2-10 cánh hoa, 4 nhị. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ.

Ba Kích
Ba Kích

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây ba kích mọc hoang ở ven rừng, trên đồi rậm giữa các bụi bờ, bãi hoang nhiều nhất ở Quảng Ninh (Hải Ninh, Hồng Quảng), Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang. Nhưng hiện không đủ nhu cầu. Cán nghiên cứu trồng. Rễ đào quanh năm, tốt nhất vào thu đông. Đào về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô. Khi gần khô đập dẹt rồi lại phơi cho thật khổ.

Xem thêm dược liệu khác: Cây Ruột Gà (Rau Sam Đắng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Thành phần hóa học

Trong rễ ba kích chủ yếu có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axit hữu cơ. Rễ tươi có vitamin C (Đỗ Tất Lợi và Võ Hữu Đức, 1961). Theo các tài liệu cũ, chỉ có vitamin C, nhưng ba kích khô không có vitamin C.

Tác dụng dược lý

Nước sắc ba kích có tác dụng làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp, không có độc.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo tài liệu cổ: Ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ôn. Vào thận kinh. Có tác dụng ổn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Dùng chữa dương ủy, phong thấp cước khí, gần cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau. Người âm hư, hỏa thịnh, đại tiện táo bón cấm dùng. Trong nhân dân, ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương. sớm xuất tinh, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Còn dũng chữa bệnh phong thấp, mạnh gân cốt. Ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng. Nhân dân ở những nơi có cây này mọc hoang thường đào củ này về nấu với thịt gà, ăn để bồi bổ sức khỏe.

Ở Trung Quốc có dùng ba kích trong đơn thuốc “Nhị tiên thang” để chữa bệnh cao huyết áp có kết quả. Đặc biệt đối với phụ nữ bị cao huyết áp ở thời kỳ hết kinh, kết quả thấy rõ rệt. Theo Đại chủng y học 9/1959 trang 332 đã chữa 360 trường kết quả đạt tới 74%. Đơn thuốc như sau:

Tiên mao (Curculigo orchioides), dâm dương hoắc (Epimedium grandiflorum), ba kích (Morinda officinalis), tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides ), hoàng bá (Phellodendron amurense), đương quy (Angelica sinensis ) mỗi vị 12g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia ba lần uống trong ngày. Thời gian điều trị 3 tháng. 

Đơn thuốc khác có ba kích

Ba kích nhục 10g, thục địa 10g, nhân sâm (hoặc đảng sâm) 4g, thỏ ty tử 6g, bổ cốt toái 5g, tiểu hồi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200m, chia ba lần uống trong ngày. Dùng chữa những người già yếu chân gối, tê mỏi.

Chú thích:

Theo A. Petelot, ba kích có tên khoa học Herpestis monniera H. B. K (xem vị này với tên ruột gà).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!