Ba Gạc Ấn Độ (Ấn Độ Sa Mộc, Ấn Độ La Phù Mộc) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

314
Ba Gạc Ấn Độ
Ba Gạc Ấn Độ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ba Gạc Ấn Độ trang 302-303 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên Ấn Độ Sa Mộc, Ấn Độ Là Phù Mộc.

Tên khoa học Rauwoflia serpentina Benth. 

Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.

Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Rauwolfiae serpentinae) của cây ba gạc Ấn Độ.

Mô tả cây

Cây nhỏ, cao 40-50cm đến 1m, ít có cành. Lá mọc vòng 3-4 lá, có khi mọc đối. Hoa màu hồng, hay đốm hồng, mọc thành chùm. Quả nhỏ hình trứng, khi chín có màu tím đen

Ba Gạc Ấn Độ
Ba Gạc Ấn Độ

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào. Từ 1958 chúng tôi (Đỗ Tất Lợi) đã đi thực vào miền Bắc nước ta bằng hạt giống của Ấn Độ đã trồng qua nhà kính ở Liên Xô cũ. Cây đã mọc, ra hoa, kết quả rất tốt. 

Đào rễ từ năm thứ hai trở lên.

Thành phần hóa học

Trong rễ có chừng 28 ancaloit khác nhau với tỷ lệ 0,5%-2% ancaloit toàn phần, trong đó có thể chia làm 2 loại:

  1. Ancaloit có kiểm tính mạnh, dẫn xuất của N quaternaire-có đại diện là secpentin C12H20N2O3
  2. Ancaloit có màu vàng, kiểm tính nhẹ như ajmalin và resecpin có thể coi như ancaloit quan trọng nhất, đại biểu được tính của vị thuốc. Tỷ lệ resecpin trong rễ chiếm 0,04-0,09%.

Tác dụng dược lý

Resecpin ngoài tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch, còn tác dụng lên trung khu vận mạch ở hành tủy, tác dụng trấn tĩnh (an thần gây ngủ) và làm cho tim đập chậm do kích thích vagus. 

Công dụng và liều dùng

Rễ ba gạc Ấn Độ (Rauwolfia serpentina) được dùng dưới hình thức bột, cao lỏng và chiết lấy ancaloit dùng riêng.

Rescpin thường được chế thành viên 0,0001 (0,1mg) hoặc 0,00025 (0,25mg). Thường  thường cho uống mỗi lần một viên 0,001 (0,1mg), ngày uống hai lần sau bữa ăn. Liều dùng này thay đổi tùy theo tình trạng của bệnh và theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều tối đa một lần là 0,001 (1mg), liều tối đa trong một ngày là 0,005g (5mg).

Rauwiloid=ancaloit toàn phần của Rauwolfia serpentina. Ngày uống 1-2-3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 2mg.

 

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!