Cây Xộp (Cây Trâu Cổ, Cây Vảy Ốc) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

684
Cây Xộp
Cây Xộp
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Xộp trang 871-872 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên gọi là xộp xộp, trâu cổ, vẩy ốc, bị lệ.

Tên khoa học Ficus pumila L.

Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

Mô tả cây

Cây xốp là một loại cây mọc keo hoặc trên đá, trên các cây cổ thụ lớn, có thể dài tập Somnias quân hơn. Đường kính thân có thể tới 1cm, vỏ thân xù xì có từng đốt dài ngắn không đều. Ở đốt mọc ra các rễ. Có hai loại cành, những cành không mang hoa có lá nhỏ, dài 0,6-2,5cm, hình như vảy ốc do đó có tên. Cành mang hoa có lá to và dày, dài 2,5-10cm, rộng 1.5-4cm, mép nguyên, mặt lá ráp. Thân và lá non khi bẻ có nhựa mủ trắng. Hoa nhiều, đơn tính, để hoa lõm. “Quả” thực ra là một quả giả vì cấu tạo bởi một đế hoa lõm hình chén, miệng khép kín, ở giữa có một lỗ thủng con, quả dài độ 4cm, đường kính 3cm. Trong quả giả có nhiều “hạt” thực ra đó mới là quả thực. “Quả” con có màu lục, lúc chín có màu đỏ, có nhiều nhựa mủ trắng. Mùa quả tháng 8-9.

Cây Xộp
Cây Xộp

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang tại các tỉnh ở Việt Nam, đồng bằng cũng như miền rừng núi. Cây xốp cho các vị thuốc sau đây:

  1. “Quả“ bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành (Quảng Đông) Fructus Fici pumilae là “quả” bổ dọc phơi khô. Có khi nhúng vào nước sôi một phút rồi mới phơi khô cho dễ bảo quản hơn.
  2. Cành mang lá phơi khô, bị lệ lạch thạch đằng, Caulis Fici pumilae.

Có khi người ta dùng cả lá và nhựa mủ.

Thành phần hóa học

  1. Trong và quả có tới 13% chất gôm. Thủy phân chất gôm này cho glucoza, fructoza và arabinoza.
  2. Trong thân và lá có một ít ancaloit (Theo hệ được của Viện y học Bắc Kinh, 1958).

Công dụng và liều dùng

Quả xộp là một vị thuốc nhân dân dùng từ lâu đời. Các sách cổ Thần nông bản thảo, Bản thảo cương mục đều có ghi.

Theo các tài liệu cổ và kinh nghiệm nhân dân, quả xộp là một vị thuốc bổ, chữa được di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày, thoát giang (lòi dom), tắc tia sữa. Vùng Quảng Đông, Quảng Tây người ta dùng quả này phơi khô với tên vương bất lưu hành, một vị thuốc có tác dụng thông tia sữa.

Có thể làm mứt để ăn.

Liều dùng: Ngày uống 3-6g. Có thể uống tới 20-30g dưới dạng thuốc sắc hoặc chế thành cao mà ăn.

Cành và lá chữa mụn nhọt, thông đại tiểu tiện, tiêu độc, lợi sữa.

Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu cao.

Đơn thuốc có quả xộp

Thuốc bổ chữa đau xương đau người:

  1. Cao quả xộp: Quả xộp thái nhỏ nấu với nước, lọc bỏ bã, cô đặc thành cao. Ngày uống 5-10g chữa các chứng đau xương, đau người của người già, còn làm thuốc bổ, thuốc điều kinh, giúp sự tiêu hóa.

Có thể dùng dây và lá phơi khô nấu cao.

  1. Rượu bổ chữa di tinh, liệt dương

Rượu cây xộp: Cành lá phơi khô 100g, đậu đen 50g, ngâm vào 250ml rượu, trong 10 ngày lọc lấy rượu mà uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ, chữa đau lưng, đau người, di tinh, liệt dương. Ngày uống 10-30ml rượu này.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!