Lô Cam Thạch – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

239
Lô Cam Thạch
Lô Cam Thạch
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Lô Cam Thạch trang 1043 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là chế cam thạch, cam thạch, phù thủy cam thạch.

Tên khoa học Calamina (Smithsonitum).

Nguồn gốc và tính chất

Lô cam thạch là muối kẽm có trong thiên nhiên. Vì trước đây người ta cho rằng, vị thuốc này thường thấy ở trong những lò đúc vàng, vị lại ngọt do đó có tên gọi (lỗ là lò, cam là ngọt, thạch là đá).

Lô cam thạch là những cục to nhỏ không đều, màu trắng xám hay hơi xanh, chất hơi xốp, khi nếm có vị không rõ rệt, dính vào lưỡi.

Trước đây ta vẫn phải nhập lô cam thạch của Trung Quốc, thực ra ở nước ta cũng có nhưng chưa biết sử dụng. Mỏ kẽm vùng Tuyên Quang ở nước ta có 16 cam thạch.

Lô Cam Thạch
Lô Cam Thạch

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của lô cam thạch là chất kẽm cacbonat (ZnCO3) có lẫn những tạp chất như sắt (Fe), chì (Pb), crôm (Cr), magie (Mg) và cadimi (Cd).

Công dụng và liều dùng  

Lô cam thạch là một vị thuốc thường được dùng trong đông y làm thuốc chữa đau mắt và mụn nhọt.

Theo tài liệu cổ Lô cam thạch có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng cầm máu, tiêu thũng độc, làm cho lên da non, sáng mắt, tan màng, thường chỉ dùng ngoài, liều lượng tùy theo vết loét.

Những đơn thuốc có lô cam thạch dùng trong dong y

  1. Chữa mụn nhọt lâu liền: Lô cam thạch 300g, hoàng liên 160g thái mỏng thêm nước vào cho đủ ngập; đun trong 2 giờ, hễ nước cạn lại đổ thêm nước vào, vớt bỏ hoàng liên lấy lỗ cam thạch tán nhỏ, thêm 10g băng phiến vào trộn đều tán thật mịn, khi dùng điểm vào mất đau. Đơn này có thể dùng rắc lên các mụn nhọt lâu liền (kinh nghiệm nhân dân từ thời cổ).
  2. Chữa mụn nhọt ẩm ngứa: Lồ cam thạch (nung đỏ, nhúng vào nước hoàng liên), mẫu lệ, hai vị bằng nhau tán bột rắc lên những vết loét lâu không liền miệng.

Bột trên có thể dùng xoa lên các nơi ẩm ngứa, ra nhiều mồ hôi.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!