Cây Hổ Vĩ (Lưỡi Hổ) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

160
Cây Hổ Vĩ
Cây Hổ Vĩ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hổ Vĩ trang 775 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên hổ vĩ mép lá vàng, đuôi hổ.

Tên khoa học Sanseviera trifasciata Prain var. laurentii N. E. Br.

Thuộc họ Hành Alliaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ, cao 30-50cm, có thân rễ mọc bò ngang. Lá hình lưỡi lê dài 30-50km, rộng 3-4cm, dày cứng có vằn đen ngang trên mặt lá giống như vằn trên đuôi hổ (do đó có tên), mép lá có viền hai dải màu vàng. Hoa trắng, mọc thành chùm dài ở ngọn. Quả hình cầu, màu vàng da cam. Mùa hoa: tháng 5, mùa quả tháng 9.

Hình ảnh Cây Hổ Vĩ
Hình ảnh Cây Hổ Vĩ

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây chủ yếu được trồng làm cảnh, vì xanh tốt quanh năm, màu lá xanh, vàng, đen xen kẽ trông rất đẹp. Đến mùa hoa màu trắng điểm thêm vào lại càng tăng thêm vẻ đẹp của cây.

Người ta dùng lá tươi làm thuốc, thu hái quanh năm.

Không có chế biến gì khác.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân dùng lá tươi cây hổ vĩ làm thuốc chữa ho, viêm họng, ho, khản tiếng: Lá hổ vĩ giã nát, thêm vài hạt muối, ngậm trong miệng, nuốt nước dẫn dẫn. Ngày dùng 6 đến 12g lá tươi.

Chữa viêm tai chảy mủ: Lá hổ vĩ giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai. Ngày nhỏ nhiều lần.

Chú thích:

Ngoài cây hổ vĩ lá có mép vàng nói trên, còn có một cây nữa cũng mang tên hổ vĩ hay đuôi hổ, có tên khoa học Sanseviera guineenses Willd. thuộc cùng họ. Mặt lá có vằn đen ngang trong như đuôi hổ, lá gảy rơi xuống đất có thể bén rễ và mọc thành cây mới. Cây này không thấy được dùng làm thuốc, chỉ được trống làm cảnh, có thể là một nguồn cung cấp sợi.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!