Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Cây Dền trang 538 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là cây sai (Hà Bắc-Sơn Động), cây thối ruột, mảy sẳn săn (Thổ).
Tên khoa học Xylopia vielana Piere.
Thuộc họ Na Anonaceae.
Mô tả cây
Dền là một cây to, cao tới 20m hay hơn. Tùy cây bị tiêu hủy ngay khi cây còn non, do đó có tên cây thối ruột. Toàn thân có lớp vỏ màu đỏ nâu tím, rất dễ bóc, có thể bóc một lần vỏ từ ngọn đến gốc. Lá mọc so le, hình trứng dài, đầu nhọn hay hơi tù, phía cuống tròn, dài 8-10cm, rộng 3-4cm, cuống ngắn 5-6mm. Hoa mọc ở kẽ lá đơn độc hay thành đôi (ít hơn). Đài 3 đỉnh ở phía dưới thành hình chén nông. Tràng 6, hơi mẫm, màu vàng nhạt, mùi thơm. Quả kép hình tán, gồm nhiều phân quả hình trụ có cuống dài 2-2.5cm, phần quả dài 22-35mm, rộng 10mm, vỏ ngoài đỏ nâu chứa 2-5 hạt, giữa những hạt hơi thắt lại. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 6-7.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây đến mọc phổ biến ở nhiều tỉnh nước ta, miền Nam thường gọi dền (Khu V cũ, Nghệ An, Hà Tĩnh) hay sai (Hà Bắc). Nhân dân thường dùng lá hay vỏ làm thuốc. Vỏ dền bóc trên những cây còn sống. Đem về phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có ancaloit, tanin, chất màu.
Công dụng và liều dùng
Nhân dân dùng vỏ cây sắc uống chữa kinh nguyệt không đều, thiếu máu, lá cây sắc uống chữa đau nhức tê thấp.
Miền Nam, Liên khu V dùng vỏ cây đến tán bột hoặc ngâm rượu chữa sốt rét và làm thuốc bổ.
Ngày dùng 5-10g vỏ dưới dạng bột, thuốc viên, rượu thuốc.