Cây Hồng Bì (Hoàng Bì) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

190
Cây Hồng Bì
Cây Hồng Bì
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hồng Bì trang 763 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là hoàng bì.

Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.].

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Mô tả cây

Hồng bì là một loại cây cao 3-5m, cành sản sùi do có nhiều hạch. Lá kép đìa lẻ, dài 35cm, lá chét hình trứng, nguyên hay hơi khía tai bèo, phía cuống lá hơi tròn, nhẵn. Hoa trắng mọc thành chuỳ ở ngọn, chuỳ thưa hoa, dài 25-50cm. : Quả màu vàng, hình cầu, đường kính 15mm, có lồng 1-2 ngăn, một hạt: thịt ngọt thơm. Mùa hoa: tháng 4, mùa quả: 6-10.

Hình ảnh Cây Hồng Bì
Hình ảnh Cây Hồng Bì

Phân bố, thu hái và chế biến

Hồng bì được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta để lấy quả ăn, còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaixia, miền nam Trung Quốc.

Người ta dùng làm thuốc những bộ phận sau đây: Quả gần chín, rễ và lá.

Quả hái về, cắt bổ dọc, phơi nắng cho khô dùng làm thuốc với tên quất bì hay hồng bì hoặc
hoàng bì, rễ hài về thường nạo lấy vỏ phơi khô dùng làm thuốc với tên hoàng bì căn hay hồng bì căn.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Quất bì hay hồng bì dùng làm thuốc trong phạm vi nhân dân, thường dùng chữa ho, hấp với đường cho uống, ngày uống 4 đến 6g.

Quả hồng bì chín thơm ngọt dùng ăn hay để làm mứt; có khi cho lên men để uống như rượu.

Vỏ rễ hồng bì cũng dùng làm thuốc họ sốt, ngày dùng 4 đến 6g dưới dạng thuốc sắc.

hồng bì thường được dùng nấu nước gội đầu cho sạch gầu.

Hạt hồng bì dùng chữa rắn cắn: Nhai nát hạt Quất bì hay hồng bì dùng làm thuốc trong hồng bì, nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!