Hồng Đậu Khấu (Sơn Khương Tử) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

197
Hồng Đậu Khấu
Hồng Đậu Khấu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Hồng Đậu Khấu trang 404-405 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Sơn Khương Tử, Hồng Khấu. 

Tên khoa học Alpinia galanga Willd.

Thuộc họ gừng (Zingiberaceae).

Hồng Đậu Khấu-(Fructus Alpiniae galangae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây riềng nếp (Alpinia galanga Willd.).

Mô tả cây

Xem vị Cao Lương Khương

Hồng Đậu Khấu
Hồng Đậu Khấu

Thu hái và chế biến

Vào tháng 9-10 khi quả gần chín hái về phơi hay sấy khô. Khi dùng phải bóc bỏ vỏ.

Thành phần hóa học

Trong Hồng đậu khấu có tinh dầu, tinh bột và chất protein, các chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy dùng trong đông y; tuy nhiên ở ta ít dùng. Tính vị theo đông y là vị cay, ổn, có tác dụng táo thấp, tấn hàn, tiêu thực, giải tửu độc. Dùng chữa nôn mửa, đi tả, bụng lạnh đau.

Ngày dùng 5-6g.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!