Dây Quai Bị – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

253
Dây Quai Bị
Dây Quai Bị
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Dây Quai Bị trang 685 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là dây dác, para (Phan rang).

Tên khoa học Terrastigma strumarium (Planch) Gagnep., (Tetrastigma crassipes var. strumarium Planch.)

Thuộc họ Nho Vitaceae

Mô tả cây

Dây quai bị là một loại dày mọc leo, trên thân có bì khổng. Lá kép chân vịt gồm 5 lá chét. Lá chét giữa lớn nhất, mép có răng cưa ở 2/3 phía trên, dài 4-6cm, rộng 2-3cm, những lá chét thường có cuống chung, 2 lá chét một cuống chung. Cụm hoa mọc thành ngù, có thể to tới 2- 2,5cm đường kính. Quả mọng hình cầu hay hình trứng, màu vàng nhạt, đường kính 15mm, có 2- 3 hạt hình 3 cạnh.

Dây Quai Bị
Dây Quai Bị

Phân bố, thu hái và chế biến

Dây quai bị mọc hoang khắp những nơi cao và lạnh ở miền Bắc và miền Trung nước ta, như Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng thấp, nóng gần đồng bằng như Hà Tây đều có.

Tại các nước khác, còn thấy mọc ở Philipin.

Người ta dùng lá tươi hái vào mùa nực, trước và đang khi ra hoa.

Thành phần hoá học 

Hiện chưa thấy nghiên cứu 

Công dụng và liều dùng

Thấy ít dùng trong nhân dân. Mặc dầu tên cây là dây quai bị nhưng ít thấy dùng chữa bệnh này. Tại Phan Rang, người ta hái lá tươi về giã nhỏ thêm ít nước vào, vắt lấy nước uống chữa sốt, nhức đầu, bà con lại đem nặn và xoa bóp khắp người như kiểu đánh gió.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!