Cây Lá Tiết Dê (Cây Mối Tròn, Cây Mối Nám) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

213
Cây Lá Tiết Dê
Cây Lá Tiết Dê
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Lá Tiết trang 272-273 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cây Mối Tròn, Cây Mối Nám.

Tên khoa học Cissampelos pareira L. (Cissampelos convolvulacea Willd.).

Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.

Mô tả cây

Tiết dê là một loại dây leo, thân và cành đều mang ít nhiều lỏng mịn. Lá hình tim, có khi mép hơi khía tai bèo, thường mềm; dài 2-5cm, rộng 3-6cm, có 5 gần chính, hai mặt đều có lòng mịn. Cụm hoa đực mọc thành ngù lưỡng phân, có cuống, mọc đơn độc hay từng đôi ở kẽ các lá bắc hình lá. Cụm hoa cái mọc thành xim lưỡng phân, gần như không cuống ở kẽ các lá bắc hình thận hay hình tròn, nhỏ, mọc mau. Quả hạch hình cầu, dẹt, đường kính 5mm và có sẹo của vòi ở gốc, màu đỏ có lông. Hạch hình móng ngựa, giữa rỗng, có những mấu sần sùi, nhân có phôi nhũ và phôi cùng dạng

Cây Lá Tiết Dê
Cây Lá Tiết

Phân bố, thu hái và chế biến

Cay tiết dê mọc hoang ở khắp nơi đồng bằng cũng như rừng núi trong toàn nước ta. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, đảo Mactinic, phía đông châu Phi.

Nhân dân thường hay dùng lá tươi, hầu như quanh năm, giã nát hay vò nát, lọc lấy nước để đông đặc như thạch, uống cho mát, giải nhiệt. Một số nơi còn dùng rễ hải quanh năm về phơi khô hay sao vàng sắc uống.

Thành phần hóa học

Trong lá tiết dê có một chất nhầy, chưa thấy được nghiên cứu.

Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosin với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống berberin, có công thức C19H20N2O3. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohydric, bị kết tủa bởi muối amon, kali nitrat, kali iodua.

Ngoài ra Fluckiger còn lấy ra được một chất nữa, trung tính, kết tinh thành hình phiến nhỏ gọi là Deyamitin, Khi trộn tinh thể Deyamitin với axit sunfuric ta sẽ thấy màu xanh thẳm sau chuyển màu xanh lục, cuối cùng sang màu đỏ rồi mất dần

Năm 1952, Bhattacharji S., Sharma V. N. và Dhar M. D. (J. Sci. Industr. Res. India) đã báo cáo chiết được từ rễ cây tiết dê một chất ancaloit gọi là hayatin và một ancaloit nữa gọi là hayatinin; ngoài ra còn chiết được quexitol và mot sterol.

Cùng trong năm 1952, các tác giả Ấn Độ khác Rey P. K., Dutta A. T., Ray G. K. và Makerji (Indian J. Med.Res) đã nghiên cứu tác dụng dược lý của toàn bộ những ancaloit chiết được từ rễ cây tiết dê đối với chuột nhỏ thì thấy các ancaloit đó độc với liều 50mg trên 1kg thể trọng. Nó gây dãn các cơ trơn và kích thích các trung tâm của tủy sống.

Cuối cùng các tác giả Pradhan S. N.. Roy C. và Varadan K. S. (Ind. Curr. Sci. 21 (6): 172) đã nghiên cứu tính chất curarợ của muối clohydrat, muối methoclorua và muối methoiođua của hayatin.

Công dụng và liều dùng 

Ở nước ta, lá tiết dê là một vị thuốc kinh nghiệm nhân dân rất phổ biến để chữa những trường hợp đi tiểu tiện khó khăn, sốt, lỵ. Nói chung người ta cho rằng lá tiết dê là một vị thuốc “mát” có tác dụng chữa những trường hợp người ta dùng chữa những trường hợp sỏi thận và sỏi bọng đái, viêm bọng đái cấp tính và trường diễn, viêm thận.

Tại Ấn Độ rễ cây tiết dê được coi là một vị thuốc có tác dụng giúp sự tiêu hóa, thuốc bổ đẳng, thông tiểu tiện, chữa sỏi mật.

Rễ hay lá còn được dùng giã nát đắp lên các vết loét.

Ngày dùng: Rễ 5-10g dưới dạng thuốc sắc. Lá: Thường dùng tươi giã nát vắt lấy nước để đông lại mà uống. Ngày 40-100g lá tươi.

Tại đồng châu Phi người ta dùng rễ làm thuốc kích thích tình dục, chữa tê thấp, đau bụng (theo Bally P. R. O.-Native medicinal and poisonous Kew Bull. 1967: 11). Tại đảo Mactinic, lá và quả dùng duốc cá.

Đơn thuốc có lá và rễ tiết dê

Chữa tiểu tiện khó khăn, sốt, lỵ: Lá tiết dễ tươi 50g, vò nát hay giã nhỏ, thêm ít nước chín nguội, vắt lấy nước, để một chốc cho đông lại, có thể thêm đường cho dễ uống.

Chữa chậm tiêu, đau bụng: Rễ tiết dê 4 phần, hạt tiêu 5 phần, gừng 6 phần. Tất cả trộn đều, thêm mật vào nhào thành bột nhão, viên thành viên. Ngày uống 0,20-0,30g thuốc này.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!