Cây Sương Sáo (Thạch Đen, Xương Sáo, Lương Phấn Thảo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

318
Cây Xương Sáo
Cây Xương Sáo
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Sương Sáo trang 265 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây Thạch Đen, Lương Phấn Thảo. 

Tên khoa học Mesona chinensis Benth. 

Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). 

Mô tả cây

Cây nhỏ cao 40-60cm, lá mọc đối, hai mặt lá đều có lông, mép lá có răng cưa, dài 2-4cm. Hoa màu hồng nhạt, quả nhỏ hình trứng

Cây Xương Sáo
Cây Xương Sáo

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang (Châu Đốc) để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

Thu hái toàn cây trừ bỏ rễ. Mùa thu hoạch gần như quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa.

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, sơ bộ thấy có chất nhầy.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân miền Nam hay dùng thân và lá Sương sáo nấu thạch đen ăn cho mát, cách chế như sau: Thân lá Sương sáo xay thành bột, thêm nước vào nấu kỹ, lọc lấy nước. Thêm ít bột sắn hay bột gạo vào, nấu cho sôi lại, để nguội được một thứ keo đặc nhưng mềm, màu đen gọi là lương phấn để cho mau đông và giòn có khi người nấu còn thêm một ít nước tro (cacbonat kali) hay han the (borax).

Khi ăn người ta thái miếng thạch đen này cho vào nước đường và nhỏ nước thơm.

Còn dùng làm thuốc chữa cảm mạo, viêm khớp cấp, viêm thận, huyết áp cao, đái đường. Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!