Cốc Tinh Thảo (Cỏ Dùi Trống) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

151
Cốc tinh thảo
Cốc tinh thảo
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cốc tinh thảo trang 577-578 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cỏ đuôi công, cây cốc tinh, cỏ dùi trống.

Tên khoa học Eriocaulon sexangulare L.

Thuộc họ Cốc tinh thảo Eriocaulaceae.

Cốc tinh thảo (Scopus Eriocauli) là cán mang hoa phơi hay sấy khô của cây cốc tinh thảo hay cây có đuôi công, hay cây cốc tinh. Ta còn dùng cần mang hoa của một số loài Eriocaulon khác có hình dáng giống nhau.

Tên cốc tinh vì người ta thấy sau khi lúa đã gặt rồi thì cây này xuất hiện, do đó cho là cốc tinh của lúa mọc lên.

Mô tả cây

Cỏ đuôi công là một loại cỏ nhỏ, sống hàng năm, rễ chùm, thân rất ngắn. Lá mọc vòng, đẹp, dài 4-35cm, rộng 0,2-1cm, nhãn, nhiều gân dọc. Cán hoa dài 10-55cm. Hoa hình đầu hay hình trứng, đường kính 4-6mm, dài 4-7mm.

Ở ta cũng như tại Trung Quốc, người ta còn dùng toàn cây hay nụ hoa của nhiều cây thuộc loài khác nhau nhu Eriocaulon buergenianum Koem., E. sieboldianun Sieb, et Zucc. ex Steud, E. wallichianum Mart, và E. australe R. Br.

Cốc tinh thảo
Cốc tinh thảo

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở những nơi ẩm thấp tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Nhiều nhất tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên và Lạng Sơn.

Vào mùa hạ và mùa thu, tốt nhất vào mùa thu, hái cán mang hoa, rửa sạch đất, bùn, phơi khô, bó thành từng bó.

Nếu chỉ dùng hoa bỏ cán đi thì gọi là cốc tinh châu.

Thành phần hoá học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu có cốc tinh thảo có vị cay, ngọt tính hơi ôn, vào hai kinh can và vị. Có tác dụng khứ phong thanh nhiệt sáng mắt. Dùng chữa các chứng ho phong nhiệt và mắt đau, đầu nhức, răng đau, cổ họng đau. Hiện nay cốc tinh thảo còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để

  • Chữa những trường hợp đau mắt, nhức mắt.
  • Chữa nhức đầu, sốt và thông tiểu tiện.

Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Đơn thuốc có cốc tinh thảo

Chữa viêm kết mạc, viêm giác mạc. Cốc tinh thảo, phòng phong (Siler divaricatum), hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần mỗi lần uống 1-2g (kinh nghiệm nhân dân).

Chữa thiên đầu thống: Cốc tinh thảo 10g, tán nhỏ trộn với hồ dán vào nơi đau.

Chữa nhức đầu, nhức lỏng máy: Cốc tinh thảo 8g, địa long (giun đất) 12g, như hương 4g. Các vị tán nhỏ mỗi lần lấy 4g đốt lấy khói hun vào lỗ mũi bên đau.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!