Cây Củ Gió – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

527
Cây Củ gió
Cây Củ gió
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Củ gió trang 592-593 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là kim quả lãm, sơn từ cô, kim ngưu đởm, kim khổ lãm, địa đởm.

Tên khoa học Tinospora capillipes Gagnep.

Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.

Mô tả cây

Dây leo sống lâu năm, thường xuyên xanh tươi. Rễ rất dài, từng đoạn phình lên thành củ mập hình tròn hay hình thận, vỏ ngoài màu vàng nâu, thịt trong màu trắng, vị đắng. Lá mọc so le, hình mác, có cuống dài, gốc lá hình mũi tên, phiến lá dài 6-13cm, rộng 5-9cm. Hoa nhỏ màu xanh mọc thành chùm ở kẽ lá, cuống hoa chung dài 6-9cm, cuống hoa đực dài 2-5cm. Quả hình cầu, màu hồng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở những vùng núi cao ẩm, nơi dâm mát. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 9-11.

Thường chỉ thấy thu hoạch rễ củ làm thuốc. Thu hái gần như quanh năm. Hái về rửa sạch đất, thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây Củ gió

Thành phần hoá học

Trong củ gió có palmatin và columbin (Hoá học học báo, 1957, 23, 210-230).

Công dụng và liều dùng

Vị thuốc mới thấy được sử dụng trong nhân dân. Theo tính chất thường sử dụng trong nhân dân thì củ gió có tác dụng thanh hỏa, giải độc, chữa cổ họng sưng đau, họ nhiệt mất tiếng, dùng ngoài chữa ung thũng, sang độc.

Ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi viêm tấy sưng đau, không kể liều lượng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!