Trân Châu (Ngọc Trai) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

270
Trân Châu
Trân Châu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Trân Châu trang 814-815 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là ngọc trai, bang châu.

Trân châu (Margarita, Perla, Pearl) là hạt ngọc trong nhiều loài trai như con trai Pteria (Pinctada) martensii Dunker (Avicula martensii Dunker) thuộc họ Trân châu Aviculidae hay Pieridae.

Mô tả con trai

Trai là một động vật thân mềm sống ở dưới nước, ngoài thân có bọc 2 vỏ cứng. Vỏ có thể mở ra, khép lại tuỳ theo con trai, thường khi nguy hiểm thì đóng lại khi kiếm ăn thì mở ra. Nếu một vi sinh vật nào, hay hạt sỏi hạt cát lọt vào thân con trai, dị vật đó sẽ kích thích lớp niêm mặc ngoài và bài tiết ra một chất bọc lấy dị vật và trở thành ngọc trai hay trân châu.

Trân châu nhỏ có thể bằng hạt cải, to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô. Chất cứng, rắn, óng ánh nhiều màu sắc trông rất đẹp, vừa dùng làm thuốc, vừa có thể làm đồ trang sức rất quý.

Ngoài ra, còn một loại trân châu mẫu (ngọc diệp) Concha Pteriae. Trân châu mẫu là những hạt sần sùi nổi lên trong vỏ cứng của con trai, do vỏ con trai bị kích thích tạo nên, nhưng vẫn dính vào vỏ trai. Trân châu mẫu cũng dùng như trấn cháu nhưng không quý bằng.

Có loại trai cho ngọc sống ở nước mặn cho trận châu quý hơn. Có loại trai cho ngọc sống ở nước ngọt cho thứ trân châu gọi là hạng bối kém hơn.

Trân Châu
Trân Châu

Phân bố, thu hái và chế biến

Việt Nam ta có loại trân châu ở vùng bể thuộc tỉnh Quảng Ninh (vùng Hải Ninh). Ta đã bắt đầu nghiên cứu nuôi trai lấy trân châu.

Vùng biển Trung Quốc (Quảng Đông, đảo Hải Nam, Quảng Tây, Triết Giang, Thượng Hải) lấy trân châu như đã mô tả ở trên. Hiện nay việc mà trân châu còn dựa vào may rủi. Cho nên cần đặt vấn đề nuôi trai lấy ngọc.

Thành phần hoá học

Hoạt chất chưa rõ. Trong trân châu có canxi cacbonat (chừng 90-92%), chất hữu cơ (6%)

Tác dụng được lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Còn dùng ở phạm vi nhân dân làm thuốc trấn tĩnh, chữa sung huyết ở trên đầu và mặt, buổi đầu không ngủ, viêm niêm mạc miệng.

Dùng ngoài điểm vào mắt để tan mảng mộng. Vì vị thuốc rắn cứng, khi dùng phải mài cho nhỏ mịn. Ngày dùng 0,30g đến 0,60g.

Theo tài liệu cổ, trân châu vị ngọt mặn, tính hàn, vào 2 kính tâm và can. Có tác dụng thanh nhiệt, ích âm, trấn tâm, an thần, trừ đờm định quý, sáng mắt, giải độc. Dùng chữa phiền nhiệt, tiêu khát, giật mình, họng đau, mắt đỏ, có màng mộng. Không thực hoả, tà nhiệt không được. dùng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!