Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1737
Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
5/5 - (2 bình chọn)

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 43/2017/TT-BYT

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TỶ LỆ HAO HỤT ĐỐI VỚI VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN VÀ VIỆC THANH TOÁN CHI PHÍ HAO HỤT TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH.

Căn cứ Luật Dược s 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Qun lý Y, Dược c truyền;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau;

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về ngun tắc xây dựng tỷ lệ hao hụt và hướng dẫn thực hiện, thanh toán bảo hiểm y tế đối với các vị thuốc cổ truyền (gọi tắt là vị thuốc) trong chế biến, bảo quản và cân chia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng vị thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 2. Giải thích từ ng

1. Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc trong quá trình chế biến là tỷ lệ phần trăm mất đi sau khi vị thuốc được chế biến so với khối lượng dược liệu trước chế biến.

2. Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc trong quá trình bảo quản và cân chia là tỷ lệ phần trăm mất đi trong quá trình bảo quản và cân chia so với khối lượng vị thuốc ban đầu.

Điều 3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc

1. Danh mục tỷ lệ hao hụt các vị thuốc được xây dựng căn cứ vào bộ phận dùng của dược liệu đ xác định tỷ lệ hao hụt dựa trên ngun tắc những dược liệu, vị thuốc có cùng cấu trúc, bộ phận dùng và phương pháp bào chế, chế biến sẽ có tỷ l hao hụt giống nhau hoặc gần giống nhau.

2. Tỷ lệ hao hụt được xác định căn cứ vào quá trình chế biến vị thuốc theo đúng thực tế, bảo đảm phù hợp với phương pháp, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc theo quy định tại Thông tư số 30/2017/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc c truyền và tài liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp.

Điều 4. Quy định tỷ lệ hao hụt tối đa đối với vị thuốc

1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục tỷ lệ hao hụt tối đa của các vị thuốc trong chế biến sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh (sau đây gọi tắt là danh mục).

2. Tỷ lệ hao hụt tối đa của các vị thuốc trong quá trình bảo quản và cân chia được xác định theo bộ phận dùng: Bộ phận dùng dạng rễ, thân rễ, quả, hạt, vỏ là 2%; đối với nhóm bộ phận dùng khác còn lại là 3%.

Điều 5. Hướng dẫn thực hiện tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc trong chế biến, bảo quản và cân chia

1. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của từng công đoạn sơ chế, phức chế. Ví dụ: dược liệu Hoàng kỳ chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt của Hoàng kỳ dược tính như sau: nếu dùng Hoàng kỳ thái phiến thì tỷ lệ hao hụt tối đa được tính theo công đoạn sơ chế là 10,0%; nếu dùng Hoàng kỳ chích mật thì t lệ hao hụt tối đa là 15,0%.

2. Trường hp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu đã được sơ chế dùng để chế biến thì tỷ lệ hao hụt được tính bng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế. Ví dụ: dược liệu, vị thuốc Bạch thược đã được sơ chế (thái phiến) thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong chế biến bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế (18,0%) trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế (14,0%) là 4%.

3. Trường hp cơ sở khám, chữa bệnh mua vị thuốc đã chế biến sẵn theo quy định của Bộ Y tế thì chỉ được tính t lệ hao hụt trong quá trình bo quản và cân chia.

4. Đối với các vị thuốc hoặc các phương pháp chế biến vị thuốc không có trong Danh mục kèm theo Thông tư này: Sở Y tế tnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thống nhất với cơ quan bo hiểm xã hội tnh quyết định tỷ lệ hao hụt áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh bng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh căn cứ vào đề xuất bng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 6. Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc

1. Tỷ lệ hao hụt tối đa của các vị thuốc trong chế biến, bảo quản và cân chia quy định tại Điều 4 Thông tư này làm căn cứ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bng y học cổ truyền tính toán giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bo hiểm y tế.

2. Trong quá trình mua vị thuốc về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hóa đơn mua vị thuốc phải th hiện rõ tình trạng chế biến vị thuốc: ở dạng chưa chế biến, đã sơ chế hoặc đã chế biến đ làm căn cứ tính toán và áp dụng danh mục tỷ lệ hao hụt cho phù hợp với thực tế.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập danh mục vị thuốc y học cổ truyền theo mẫu tại Phụ lục 01, Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và v thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bo him y tế và gửi cơ quan bảo hiểm y tế, đồng thời cung cấp các tài liệu liên quan đến việc ghi chép theo dõi công tác chế biến vị thuốc của năm trước liền kề (Phụ lục 2- S theo dõi công tác chế biến vị thuc y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) đ xây dựng danh mục vị thuốc trong chế biến, bào chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Căn cứ vào tình trạng dược liệu khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mua (chưa sơ chế, đã sơ chế, đã phức chế) và yêu cầu sử dụng đối với dược liệu (sơ chế, phức chế), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng tỷ lệ hao hụt của vị thuốc sau chế biến theo số liệu hồ sơ của các lô, mẻ chế biến tại đơn vị.

5. Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ vào phương pháp chế biến, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc, tài liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp đ thanh toán tỷ lệ hao hụt theo thực tế trong chế biến nhưng không cao hơn tỷ lệ hao hụt tối đã quy định tại Thông tư này.

6. Thanh toán chi phí hao hụt vị thuốc trong thanh toán bảo him y tế: căn cứ giá mua của vị thuốc theo quy định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hóa đơn mua dược liệu phải thể hiện rõ tình trạng dược liệu khi mua), tỷ lệ hao hụt của các vị thuốc trong quá trình chế biến thực tế, tỷ lệ hao hụt trong bảo quản và cân chia, được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

+ P1: Giá mua của vị thuốc.

P2: Giá vị thuốc bao gồm chi phí hao hụt trong thanh toán bo hiểm y tế.

H1: Tỷ lệ hao hụt thực tế trong quá trình chế biến tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

H2: Tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản, cân chia theo quy định tại Thông tư này.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

2. Thông tư số 49/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành và hướng dẫn áp dụng tỷ lệ hư hao đối với dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong chế biến, bảo quản và cân chia hết hiệu lực kể t ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 8. Điều khoản chuyn tiếp

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã sử dụng Danh mục tỷ lệ hao hụt của các vị thuốc trong chế biến ban hành kèm theo Thông tư số 49/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành và hướng dẫn áp dụng tỷ lệ hư hao đối với dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong chế biến, bảo qun và cân chia đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực để thanh toán bo hiểm y tế thì tiếp tục thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 9. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Y tế có trách nhiệm cập nhật, sửa đổi, bổ sung đối với Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ Kế hoạch – Tài Chính, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị y tế ngành, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

DANH MỤC:

TT

Tên vị thuốc

Nguồn gốc

Tên khoa học của v thuốc

Tỷ lệ hao hụt so với trước khi chế biến (%)

Sơ chế

Phức chế

Phương pháp khác

Ngâm, ủ, rửa, phơi, sấy

Thái phiến

Sao vàng

Sao đen

Chích rượu, giấm, muối gừng, cam thảo, mật ong…

1.

A giao

B

Colla Corii Asini

 

 

 

 

 

20,0 (sao phồng)

2.

Actiso

N

Herba Cynarae scolymi

10,0

16,0

 

 

 

 

3.

Ba kích

B  N

Radix Morindae officinalis

 

18,0

 

 

22,0

 

4.

Bá tử nhân

B

Semen Platycladi orientalis

 

 

18,0

 

 

 

5.

Bạc hà

N

Herba Menthae arvensis

10,0

 

 

 

 

15,0 (vi sao)

6.

Bách bệnh

B  N

Radix Eurycomae longifoliae

15,0

 

 

 

 

 

7.

Bạch biển đậu

B  N

Semen Lablab

10,0

 

15

 

 

 

8.

Bách bộ

N

Radix Stemonae tuberosae

 

20,0

 

 

24,0

 

9.

Bạch cập

B

Rhizoma Bletillae striatae

 

20

 

 

 

 

10.

Bạch ch

B-N

Radix Angelicae dahuricae

 

15,0

 

 

23,0

 

339.

Xạ đen

N

Herba Ehretiae asperulae

15,0

20,0

 

 

 

 

340.

Xà sàng tử

B

Fructus Cnidii

13,0

 

15,0

 

 

 

341.

Xa tiền tử

B  N

Semen Plantaginis

 

 

 

 

10,0

 

342.

Xích đồng nam

N

Herbu Clerodendri infortunati

15,0

 

 

 

 

 

343.

Xích thược

B

Radix Paeoniae

 

10,0

 

 

15,0

 

344.

Xuyên bối mẫu

B

Bulbus Fritillariae

10,0

 

 

 

 

 

345.

Xuyên khung

B-N

Rhizoma Ligustici wallichii

 

15,0

 

 

22,0

18,0 ( vi sao)

346.

Xuyên luyện tử

B

Fructus Meliae toosendan

10,0

 

 

 

 

 

347.

Xuyên tâm liên

N

Herba Andrographitis aniculatae

12,0

 

 

 

 

 

348.

Xuyên tiêu

B – N

Fructus Zanthoxyli

10,0

 

 

 

 

 

349.

Ý dĩ

B  N

Semen Coicis

10,0

 

17,0

 

 

Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

DOWNLOAD VĂN BẢN DƯỚI ĐÂY

[sociallocker id=7424]

43_2017_TT_BYT_VNRAS

[/sociallocker]

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

 

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!