QUÁ TRÌNH THẢI TRỪ THUỐC RA KHỎI CƠ THỂ

5678
Thải trừ thuốc
5/5 - (1 bình chọn)

Thải trừ thuốc là quá trình dẫn đến sự giảm nồng độ thuốc trong cơ thể.

Con đường chính thải trừ thuốc khỏi cơ thể là qua thận. Ngoài ra, thuốc có thể thải trừ qua các đường khác như đường tiêu hóa, hô hấp, qua da, qua mồ hôi, qua sữa mẹ hoặc qua nước mắt.

Một số thuốc có thể được thải trừ đồng thời theo nhiều đường khác nhau. Nhưng thông thường mỗi thuốc có đường thải trừ chủ yếu của mình. Tùy thuộc vào tính chất và cấu trúc hóa học, vào dạng bào chế và đường dùng…

1. Thải trừ thuốc qua thận:

Đây là con đường thải trừ thuốc quan trọng nhất vì phần lớn thuốc được loại khỏi cơ thể qua đường này.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thải trừ thuốc qua thận là cấu trúc hoá học và tính chất của thuốc, khả năng liên kết với protein huyết tương, pH nước tiểu, trạng thái chức năng của thận….. Trong đó pH nước tiểu có vai trò rất quan trọng. Khi kiềm hoá nước tiểu thì các thuốc có tính acid yếu (thí dụ Acid Barbituric) sẽ bị thải trừ nhanh hơn và ngược lại. Vì thế việc thay đổi pH nước tiểu được ứng dụng trong điều trị ngộ độc thuốc.

2. Thải trừ thuốc qua đường tiêu hóa:

Tất cả những thuốc không tan (như than hoạt…) hoặc tan nhưng không có khả năng hấp thu nếu dùng đường uống (như Streptomycin…) đều thải trừ trực tiếp qua đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, một số thuốc sau khi hấp thu được bài tiết qua các dịch của hệ tiêu hóa như mật, dịch dạ dày, nước bọt…

3. Thải trừ thuốc qua đường hô hấp:

Bao gồm các thuốc là chất khí hoặc các chất lỏng dễ bay hơi (như Ether, tinh dầu…). Một số thuốc sau khi chuyển hoá cũng được thải trừ qua các phế nang. Một vài thuốc lại được bài tiết qua dịch phế quản làm ảnh hưởng đến tính chất của dịch này.

4. Thải trừ thuốc qua sữa mẹ:

Lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Tính chất của thuốc.
  • Liều lượng và đường đưa thuốc vào cơ thể mẹ.
  • Lượng sữa mà đứa trẻ đã bú, thời gian và khoảng cách giữa các lần cho con bú với thời điểm mẹ dùng thuốc cũng như khả năng hấp thu và chuyển hóa thuốc của con.

5. Ứng dụng trong điều trị:

Biết rõ được đường thải trừ thuốc, người ta có thể:

  • Ứng dụng điều trị bệnh ở một số các tổ chức. Thí dụ: Spiramycin thải trừ qua nước bọt dùng để chữa các bệnh vể răng miệng.
  • Tránh được các tai biến do thuốc gây ra cho trẻ em ở những người mẹ đang cho con bú cần dùng thuốc.
  • Góp phần cấp cứu trong ngộ độc thuốc bằng biện pháp làm tăng tốc độ thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể.

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!