Phòng Phong – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

339
Phòng Phong
Phòng Phong
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Phòng Phong trang 683-685tải bản PDF tại đây.

Phòng phong theo như tên gọi là một vị thuốc rất hay được dùng để chữa các chứng bệnh do gió gây ra (phong là gió, phòng là phòng bị).

Trên thực tế, phòng phong không phải là một vị thuốc, mà là nhiều vị do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chỉ kể một số cây chính:

  1. Xuyên phòng phong-(Radix Ligustici brachylobi) là rễ khô của cây xuyên phòng phong (Ligusticum brachylobum Franch) thuộc họ Hoa tân Apiaceae(Umbelliferae).
  2. Phòng phong hay thiên phòng phong-(Radix Ledebouriellae seseloidis) còn gọi là đông phòng phong hay bàng phong là rễ khô của cây phòng phong (Ledebouriella seseloides Wolff.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
  3. Vân phòng phong còn gọi là trúc diệp phòng phong (Radix Seseli) là rễ khô của cây phòng phong Vân Nam (Seseli delavayi Franch.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae. Vân phòng phong còn do cây phòng phong lá thông (tùng diệp phòng phong-Seseli yunnanense Franch) cùng họ cung cấp nữa.

Ngoài những cây chính kể trên, có nhiều nơi còn dùng rễ những cây Carum carvi L., tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn), Siler divaricatum Benth. et Hook., Pimpinella candolleana Wright et Am, v.v… đều thuộc họ Hoa tán.

Vì vị phòng phong chủ yếu ta vẫn phải nhập của nước ngoài, do đó cũng cần chú ý kết quả không thống nhất do nguồn gốc vị thuốc không thống nhất.

Mô tả cây

Cây xuyên phòng phong (Ligusticum brachylobum) là một cây sống lâu năm cao tới 1m. Từ gốc ra những lá có cuống dài 10-15cm, phía dưới cuống phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Lá 2-3 lần xẻ lông chim. Cụm hoa hình tán kép gồm 25-30 tán nhỏ, dài ngắn không đều, dài từ 5- 8cm, mỗi tán nhỏ mang 25-30 hoa màu trắng. Quả kép gồm 2 phần quả, hình trứng dẹt không có lông. trên lưng có sống chạy dọc, giữa sống có 3 ống tinh dầu, mặt tiếp xúc có 5-6 ống tinh dầu, hai bên mép phát triển thành cánh.

Cây phòng phong hay thiên phòng phong (Ledebouriella seseloides) cũng là một cây sống lâu năm, cao 0,3-0,8m, lá mọc so le, có cuống dài, phía dưới cũng phát triển thành bẹ ôm vào thần, phiến lá xẻ lông chim 2-3 lần trông giống lá ngải cứu. Cụm hoa hình tán kép, mỗi tán kép có 5-7 tán nhỏ, cuống tán nhỏ không đều nhau. Mỗi tán nhỏ có 4-9 hoa nhỏ màu trắng. Quả kép gồm 2 phân quả, hai quả dính nhau trông như hình chuông; trên lưng quả có sống chạy dọc. giữa sống có một ống tinh dầu, mặt tiếp xúc giữa 2 phân quả có 1 ống tinh dầu.

Cây vân phòng phong hay phòng phong lá tre-trúc diệp phòng phong (Seseli delavayi) là một cây sống lâu năm cao 0,3-0,5m, lá kép 2-3 lần xẻ lông chim có cuống dài, thủy lá giống lá trẻ dài 7-10cm, rộng 2-4cm, mép nguyên. Cụm hoa hình tán kép gồm 5-8 tán nhỏ, mỗi tán nhỏ gồm 10-20 hoa nhỏ có cuống dài ngắn không đều. Hoa màu trắng. Quả hình trứng dài màu tím nâu, trên lưng phân quả có sống chạy dọc, giữa sống quả có 3 ống tinh dầu, ở mặt tiếp xúc giữa 2 phân quả có 5 ống tinh dầu.

Phòng Phong
Phòng Phong

Phân bố, thu hái và chế biến

Như trên đã nói, phòng phong chưa thấy mọc ở nước ta. Ta vẫn còn phải nhập vị thuốc này ở Trung Quốc. Tại Trung Quốc xuyên phòng phong chủ yếu sản xuất ở Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam. Phòng phong chủ yếu sản xuất ở Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đồng, Nội Mông. Vân phòng phong chủ yếu sản xuất ở Tứ Xuyên, Quý Châu và Văn Nam.

Vào hai mùa xuân, thu đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên, phơi hay sấy khô là được.

Thành phần hoá học

Trong phòng phong (Ledebouriella seseloides) người ta đã thấy có các chất manit, những chất có tính chất phenola với độ chảy 92°C, glucozit đắng và các chất đường.

Theo Ư Đạt Vọng, trong loại phòng phong (Siler divaricatum) có 0,05% tinh dầu.

Các loại phòng phong khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng dược lý

Năm 1942 (Trung Hoa dân quốc y học hội), Trung Xuyên Công Hải đã báo cáo dùng chất chiết từ vị phòng phong cho thỏ đã được gây sốt uống thì thấy có tác dụng hạ nhiệt.

Năm 1956 (Trung Hoa y học tạp chí, 10: 964-968) Tồn Thế Tích đã báo cáo dùng vacxin thương hàn tiêm tĩnh mạch thỏ để gây sốt rồi so sánh tác dụng giảm sốt của một số vị thuốc đông y thấy vị phòng phong do Ư Đạt Vọng xác định là Siler divaricatum chế thành thuốc sắc 20% (trọng lượng trên thể tích) và thuốc ngâm với liều 10mg cho 1kg thể trọng cho vào dạ dày thì nửa giờ sau khi cho thuốc, tác dụng giảm sốt rõ rệt. Tác dụng giảm sốt của thuốc sắc có thể duy trì trên 2 giờ rưỡi, nhưng ngược lại với thuốc ngâm thì sau 2 giờ nhiệt độ lại lên cao so với con vật làm chứng. Tôn Thể Tích còn cho rằng tác dụng giảm sốt của phòng phong không cao lắm.

Công dụng và liều dùng

Phòng phong còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi đông y.

Tính chất của phòng phong theo đông y là vị cay ngọt, tính ôn, không độc vào 5 kinh bàng quang, can, phế, tỳ và vị. Có tác dụng phát biểu tán phong, trừ thấp, là thuốc chữa cảm mạo biểu chứng ra mồ hôi, dùng chữa nhức đầu choáng váng, mắt mờ, trừ phong, đau các khớp xương.

Ngày dùng 4 đến 10g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có phòng phong dùng trong đông y

  • Chữa thiên đầu thống (đau nhức một bên đầu):

Phòng phong, bạch chỉ hai vị bằng nhau tán nhỏ, hòa với mật viên bằng quả táo, mỗi lần ngậm một viên, dùng nước chè mà chiều thuốc.

  • Chữa triệu chứng khi ngủ ra mồ hôi trộm:

Phòng phong 80g, xuyên khung 40g, nhân sâm 20g (có thể dùng đảng sâm). Các vị tán nhỏ, trộn đều; mỗi lần trước khi đi ngủ uống 10-12g bột này.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!