Mật Đà Tăng – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

208
mật đà tăng
mật đà tăng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Mật Đà Tăng trang 1044 – 1045 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là đà tăng, kim đà tăng, lô đề. 

Tên khoa học Lithargyrum.

Mật đà tăng là tiếng Ấn Độ phiên âm. Nguyên là dư phẩm của việc chế biến bạc, thường thấy ở đáy lò nấu bạc.

Tính chất

Mật đà tăng là một thứ bột màu vàng cam đồ, to nhỏ không đều, có những tinh thể óng ánh. Tỷ trọng cao không mùi vị.

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của mật đà tăng là chỉ oxit (PbO), tuy nhiên cũng còn lại một phần chì chưa bị oxy hóa. Ngoài ra, trong mật đà tăng còn lẫn nhiều tạp chất như Al3+, Sb3+ hoặc Sb4+, sắt Fe3+, Ca2+ và Mg2+.

mật đà tăng
Mật đà tăng

Công dụng và liều dùng

Mật đà tăng được dùng cả trong đông y và tây y, hiện nay đông y hay dùng hơn để chế cao dán nhạt, đôi khi cũng dùng để uống. Tây y cũng dùng để nấu cao dán nhọt, nhưng hiện ít dùng, cho là loại thuốc dùng nguy hiểm.

Theo tài liệu có mật đà tăng có vị mặn, cay, tính bình và hơi độc, vào kinh can có tác dụng trừ đờm, sát trùng, thu liễm trấn kinh. Dùng chữa ngũ trí, tẩy vết nám ngoài da, chủ yếu chế cao dán nhọt.

Liều uống hàng ngày là 0,5g đến 1g; tuy nhiên những người trúng hàn không phải thực tà cấm dùng. Dùng lau có thể gây nhiễm độc chì, do đó cần thận trọng.

Đơn thuốc có mật đà tăng dùng trong đông y

  1. Chữa miệng hơi hôi: Mật đà tăng 4g, hòa ấm súc miệng, nhỏ đi.
  2. Chữa hôi nách: Mặt đã tăng 100g, bạch chỉ 60g tán bột. Bởi xoa vào nách. Nếu chữa vết loét cần hòa vào dầu vừng mà bôi.
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!