Thông tin thuốc Deferipron – thuốc điều trị bệnh thalassemia

5
Deferipron
Deferipron
Đánh giá

Deferipron là thuốc gì?

Lịch sử ra đời của Deferipron

Deferipron là thuốc thuộc nhóm thuốc thải sắt dạng uống, được sử dụng như một tác nhân thứ hai để điều trị trong các hội chứng thalassemia khi bệnh nhân có tình trạng thừa sắt do truyền máu. Deferipron được chấp thuận lần đầu tiên với mục đích sử dụng trong điều trị bệnh thalassemia vào năm 1994, được cấp phép sử dụng ở châu Âu và châu Á trong nhiều năm trước khi được phê duyệt tại Canada và Hoa Kỳ.
Vào ngày 14 tháng 10 năm 2011, Deferipron mới chính thức được phê duyệt để sử dụng trong y khoa tại Hoa Kỳ theo chương trình phê duyệt tăng tốc của FDA.

Dược lực học và cơ chế tác dụng

Nhóm dược lý: Thuốc thải sắt. Thuốc giải độc do ngộ độc sắt

Deferipron là một chất tạo phức với sắt dùng đường uống thuộc nhốm hydroxypyridon. Deferipron tạo phức hợp trung tính với sắt ở pH sinh lý. Thuốc có tác dụng vận chuyển sắt từ các protein dự trữ sắt –teritin và haemosiderin bảo hoà sắt, nhưng không vận chuyển sắt từ haemoglobin và myoglobin. Phức hợp của sắt tạo thành hoà tan trong nước được bài tiết nhanh ra nước tiểu, do vậy giảm lượng sắt thừa đọng gây bệnh trông các cơ quan và mở.

Cơ chế tác dụng:

Deferipron (3-hydroxy-1,2-dimethylpyridin-4-one) là một chất mang có hai nhánh, kết hợp với sắt theo tỉ lệ phân tử 3:1. Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng deferipron có hiệu quả trong việc thúc đẩy đào thải chất sắt và với liều 25 mg/kg ba lần một ngày có thể ngăn chặn quá trình ứ đọng chất sắt ở dạng ferritin huyết thanh, ở những bệnh nhân phụ thuộc vào truyền máu thalasemie.

Deferipron
​Công thức cấu tạo của Deferipron

Dược động học

Hấp thu

Deferipron sau khi uống được hấp thu nhanh chóng trên đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh của thuốc trong máu đạt được sau khi uống 45 – 60 phút nếu dùng thuốc khi đói. Thời gian này có thể kéo dài đến 2 giờ khi có mặt thức ăn trong dạ dày. Ở liều 25 mg/kg, nồng độ đỉnh trong huyết tương ở bệnh nhân khi no (85 mol/l) thấp hơn so với lúc đói (126 mol/l), mặc dù thức ăn không làm giảm hấp thu của deferipron.

Phân bố

Những nơi chứa sắt được loại bằng Deferipron chưa được xác định đầy đủ, nhưng vài bằng chứng cho thấy sắt khối lượng phân tử thấp có quá nhiều trong transferin bão hòa sắt, đây như một nơi tích tụ chủ yếu sắt cần phải loại. Nghiên cứu trên người và động vật cho thấy gan là một nơi chủ yếu khác có giảm sắt khi dùng Deferipron dài ngày. Cuối cùng, tất cả các khoang của cơ thể có chứa sắt thừa sẽ giảm bớt đi.

Chuyển hóa

Quá trình chuyển hóa của Deferipron chủ yếu diễn ra trên gan, thành phức hợp của glucuronid. Chất chuyển hóa glucuronid này không có khả năng thải sắt do sự bất hoạt ở nhóm 3-hydroxy của deferipron. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của chất chuyển hóa đạt được sau 2 – 3 giờkể từ thời điểm dùng deferipron.

Thải trừ

Ở người, deferipron được thải trừ chủ yếu bởi thận; 75 – 90% liều uống được tìm thấy có trong nước tiểu sau 24 giờ đầu tiên, phần lớn là các phân tử deferipron tự do, chất chuyển hóa glucuronid và phức hợp sắt-deferipron. 1 phần nhỏ của thuốc cũng được tìm thấy trong phân. Thời gian bán thải của thuốc là 2 – 3 giờ.

Chỉ định của Deferipron

Deferipron được chỉ định trong các trường hợp sau:

Bệnh nhân nhiễm Hemosiderin trong quá trình truyền máu.

Bệnh nhân mắc bệnh Thalassaemia.

Hội chứng rối loạn sản tủy và thiếu máu bất sản với mức độ trung bình và nặng.

Bệnh nhân bị ngộ độc Sắt cấp, bệnh nhân mắc xơ gan nghiêm trọng.

Liều dùng và cách dùng Deferipron

Liều dùng của Deferipron

Deferipron nên được khởi đầu điều trị và duy trì bởi một bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị bệnh nhân thalassaemia.

Đối với người lớn và trẻ em có độ tuổi lớn hơn 6 tuổi: sử dụng liều theo công thức trọng lượng cơ thể như sau 25mg/kg x 2-3 lần trên ngày.

Liều giới hạn khi sử dụng thuốc là 100mg/kg/ngày.

Cách dùng Deferipron hiệu quả

Bệnh nhân nên uống cả viên, không nên nhai thuốc, tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc.

Uống với nước đun sôi để nguội, không uống với các loại nước có chứa chất kích thích hay tăng lực.

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc thải sắt Deferiprone trong các trường hợp sau:

Dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc.

Trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi.

Phụ nữ có thai, bà mẹ đang trong thời gian cho con bú.

Deferipron
Không sử dụng Deferipron cho đối tượng nào?

Tác dụng không mong muốn

Deferipron được uống và hấp thu qua đường tiêu hóa, do đó người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn dưới đây:

Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, cảm giác buồn nôn, nôn, tăng cảm giác thèm ăn,…

Thay đổi màu nước tiểu sang màu nâu đỏ trong thời gian sử dụng.

Các tác dụng phụ khác: đau nhức xương khớp, sưng khớp, tăng men gan,…

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp tình trạng nghiêm trọng nhất sau khi dùng thuốc là giảm bạch cầu trung tính hoặc mất bạch cầu hạt.

Bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc nếu gặp bất chứ triệu chứng hoặc biểu hiện bất thường nào khác. Thông báo cho bác sĩ để được xử lý và điều trị kịp thời.

Tương tác

Vitamin C: không nên dùng Deferiprone khi đang sử dụng Vitamin C vì tương tác này có thể làm tăng bài tiết phức hợp sắt và gây suy tim tạm thời. Nên sử dụng vitamin C sau điều trị thuốc Paolucci 500mg 1-2 tuần.

Các cation đa trị như sắt, nhôm và kẽm: không nên sử dụng đồng thời và nên uống các thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ.

Các thuốc gây giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt: không nên sử dụng đồng thời với thuốc có thành phần Deferipron.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng Deferipron, bệnh nhân không nên tự ý dùng chung với các thuốc hoặc các sản phẩm khác mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi dùng và bảo quản

Lưu ý và thận trọng

Tuyệt đối điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:

  • Bệnh nhân có nồng độ feritin huyết thanh: 1000ng/ml
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận.
  • Deferipron làm giảm bạch cầu trung tính bao gồm cả giảm bạch cầu hạt. Bệnh nhân nên được kiểm tra số lượng bạch cầu trung tính hàng tuần. Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng trong khi dùng deferipron, nên ngưng dùng thuốc và theo dõi lượng bạch cầu trung tính chặt chẽ hơn.
  • Nên báo ngay với bác sĩ khi bệnh nhân có các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, đau họng và các triệu chứng giống như cúm. Không nên điều trị với deferipron cho bệnh nhân đã bị giảm bạch cầu trung tính. Nguy cơ giảm bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu hạt là cao hơn nếu số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối (ANC) thấp hơn 1.5×109/ l.
  • Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối (ANC) thấp
  • Kiểm tra hạn dùng của sản phẩm, chú ý điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng thuốc.

Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai, bà mẹ đang trong thời gian cho con bú không nên dùng thuốc vì đây là các đối tượng có nhu cầu sử dụng Sắt cao.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Deferiprone không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe hay vận hành máy móc của người dùng trong quá trình điều trị.

Quá liều và xử trí

Hiện nay chưa có báo cáo lâm sàng về việc sử dụng quá liều thuốc Paolucci 500mg.

Bảo quản

Nhiệt độ nhỏ hơn 30 độ C.

Nên để trong tủ thuốc gia đình để trẻ nhỏ không thể với tới được.

Không được để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm.

Để thuốc cách xa tầm tay của trẻ em. Tránh để trả em đùa nghịch với sản phẩm.

Các chế phẩm có chứa Deferiprone

Hiện nay trên thị trường, Deferiprone đang lưu hành ở dạng bào chế gồm:

Viên nén, viên nang hàm lượng 500 mg.

Tên 1 số các thuốc biệt dược có chứa Deferiprone thường gặp: Deferiprone, Efferex 500, Novator 500 ,Kelfer-500 , Deferiprone A.T, Paolucci, Busadefone ,Usarderon, Procox, SaVi Deferipron 250, SaVi Deferipron 500, Reliprone 250, Reliprone 500, Feriprox 500, Deferiprone Meyer, Denfer-S, Cruderan 500, Gpo-L-One, Defron 500, Fabacoem 500.

Tài liệu tham khảo

  1. David Devos và cộng sự (Ngày đăng: tháng 12 năm 2022). Trial of Deferiprone in Parkinson’s Disease, Pubmed, Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  2. Ami Belmon và cộng sự (Ngày đăng: tháng 6 năm 2017). Deferiprone for the treatment of transfusional iron overload in thalassemia, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  3. American Society of Health-System Pharmacists (Cập nhập: ngày 15 tháng 8 năm 2022). Deferiprone, National Library of Medicine. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  4. Antonio Piga và cộng sự (Ngày đăng: ngày 2 tháng 8 năm 2010). Deferiprone, Thư viên Wiley. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!