Dây Đau Xương (Khoan Cân Đằng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

326
Dây Đau Xương
Dây Đau Xương
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Dây Đau Xương trang 509-510 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là khoan cân đằng.

Tên khoa học Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk).

Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.

Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.

Mô tả cây

Dây đau xương là một loại cây leo, dài 7-8m, có cảnh dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn, có bì không sần sùi, mang lòng. Lá có lòng, nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phiến lá hình tim, phía cuống tròn và hôm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-12cm, rộng 8-10cm, có 5 gân rõ, toả hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy chùm tụ lại, chùm dài chừng 10cm, có lông măng, màu trắng nhạt. Quả hạch, khi chín có màu đỏ, có dịch nhầy, hạch hình bán cầu, mặt phẳng của bán cầu hõm lại. Mùa quả ở miền Bắc: tháng 3-4.

Dây Đau Xương
Dây Đau Xương

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, miền núi cũng như miền đồng bằng.

Có mọc cả ở Trung Quốc và Ấn Độ

Cây mọc rất khỏe. Một mẫu thân trồng trong vòng 2 năm cho tới 20kg vừa thân vừa lá. Cát lấy thân về cắt ngắn thành từng đoạn dài 20- 30cm rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng lá. Thường dùng tươi, mùa thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ chúng tôi thấy có nhiều ancaloit (Đỗ Tất Lợi-Ngô Văn Thu, 1962)

Công dụng và liều dùng

Dây đau xương còn là một vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người. Còn được dùng làm thuốc bổ.

Dùng dưới hình thức thuốc uống hay thuốc xoa bóp. Người ta cho rằng thân cây có tác dụng mạnh hơn.

Vài hình thức dùng dây đau xương

  1. Lá dày đau xương giã nhỏ, trộn với rượu để đắp lên những chỗ sưng đau.
  2. Thái nhỏ thân dày đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1 phần 5. Ngày uống 3 lần. mỗi lần 1 cốc con. Phụ nữ và những người không uống được rượu có thể sắc với nước mà uống. Thường thời gian điều trị kéo dài 15 ngày.
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!