Danh mục thuốc thiết yếu năm 2017, cập nhật bởi WHO
Ngày 6/6/2017, WHO đã đưa ra lời khuyên về kháng sinh nào nên được sử dụng cho các nhiễm khuẩn thường gặp và kháng sinh nào cần được để dành cho các trường hợp nghiêm trọng trong Danh mục các thuốc thiết yếu công bố năm 2017.
Các mục khác trong danh sách này bao gồm các thuốc điều trị HIV, HCV, lao phổi và bệnh bạch cầu.
Danh sách thuốc thiết yếu được cập nhật mỗi 2 năm. Phiên bản năm 2017 đã thêm 30 thuốc cho người lớn, 25 thuốc cho trẻ em và xác định công dụng mới cho 9 chế phẩm đã có trong list trước đó. Tổng số 433 thuốc được liệt kê thiết yếu cho nhu cầu của cộng đồng.
Cập nhật mới về kháng sinh
Các chuyên gia của WHO đã phân loại kháng sinh thành 3 nhóm:
- Tiếp cận (Access)
- Theo dõi (Watch)
- Để dành (Reserve)
Phân loại mới này chỉ áp dụng cho các kháng sinh chỉ định cho 21 loại bệnh nhiễm thường gặp. Mục đích để đảm bảo việc luôn sẵn có các kháng sinh khi cần và kê đơn được đúng loại kháng sinh cho đúng loại bệnh nhiễm. Tất cả đều hướng đến kết quả điều trị, giảm phát triển đề kháng và bảo tồn hiệu quả của các lựa chọn kháng sinh cuối cùng. Nếu chứng minh được hiệu quả, phiên bản mới sẽ được mở rộng hơn để áp dụng cho các bệnh nhiễm khác.
Nhóm Access
- Gồm những kháng sinh có khả năng bị đề kháng thấp hơn và luôn phải sẵn có để điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn thường gặp. Ví dụ: amoxicillin thường được dùng điều trị viêm phổi.
Nhóm Watch
- Gồm những kháng sinh được khuyến cáo là lựa chọn hàng thứ hai và chỉ nên dùng cho một số loại nhiễm khuẩn. Ví dụ: cần giảm mạnh việc sử dụng ciprofloxacin để tránh phát triển đề kháng trong điều trị viêm bàng quang không biến chứng và nhiễm khuẩn hô hấp trên (viêm xoang do nhiễm khuẩn and viêm khí quản do nhiễm khuẩn).
Nhóm Reserve
- Gồm những kháng sinh như colistin và các cephalosporin thế hệ mới nên được cân nhắc là lựa chọn cuối cùng, chỉ sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng khi các điều trị khác đã thất bại, cụ thể như các nhiễm khuẩn đa đề kháng thuốc.
Các cập nhật khác
Danh sách năm nay đã thêm vào:
- 2 thuốc trị ung thư đường uống (dasatinib và nilotinib) trong điều trị bệnh cầu dòng tủy (myeloid) mạn tính đang trở nên đề kháng với các điều trị tiêu chuẩn. Trong nghiên cứu lâm sàng, 1/2 số bệnh nhân sử dụng các thuốc này đạt được trạng thái hồi phục hoàn toàn và bền vững;
- Sofosbuvir + velpatasvir: phối hợp đầu tiên điều trị cả 6 genotype của viêm gan siêu vi C mạn tính;
- Dolutegravir là liệu pháp hiệu quả hơn trong điều trị bệnh nhiễm HIV do các bằng chứng cập nhật gần đây cho thấy hiệu quả, hiệu lực và khả năng chống lại đề kháng cao của thuốc này;
- Dự phòng bệnh nhiễm do HIV trước phơi nhiễm (PrEP) ở đối tượng nguy cơ cao bằng tenofovir hoặc phối hợp thêm với emtricitabine hoặc lamivudine;
- Delamanid trong điều trị lao đa đề kháng thuốc (MDR-TB) ở trẻ em và trẻ vị thành niên; clofazimine trong điều trị MDR-TB ở trẻ em và người lớn;
- Chế phẩm phối hợp cố định liều phù hợp với trẻ em bao gồm isoniazid, rifampicin, ethambutol và pyrazinamide trong điều trị lao phổi ở trẻ em;
- Miếng dán da fentanyl và methadone dùng giảm đau trong ung thư với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận được với thuốc cho bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ.
Trích nguồn Yduoc360
Danh mục thuốc thiết yếu năm 2017, cập nhật bởi WHO
DANH SÁCH ĐÍNH KÈM:
[sociallocker id=7424]
Danh sach thuoc thiet yeu WHO-LEM
[/sociallocker]