Bộ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 662/KCB-NV
V/v tăng cường công tác điều trị bệnh sỏi, cúm và tay chân miệng
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2018 |
KHẨN
Kính gửi:
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành.
Hiện nay tình hình bệnh sởi, bệnh tay chân miệng, bệnh cúm có diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương bệnh tay chân miệng năm nay có nhiều trường hợp nặng (độ 2B, độ 3), bệnh sởi kéo dài hơn các năm trước. Để hạn chế sự lây nhiễm trong bệnh viện và hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do bệnh sởi, bệnh tay chân miệng và bệnh cúm, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế triển khai thực hiện và Sở Y tế các tỉnh, y tế các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc triển khai:
- Tổ chức tập huấn lại các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi, bệnh tay chân miệng và bệnh cúm do Bộ Y tế ban hành cho các nhân viên y tế có tham gia chẩn đoán, điều trị các bệnh trên.
- Đối với các trường hợp người bệnh nhập viện cần chú ý theo dõi sát để phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển độ của bệnh để có biện pháp, thái độ điều trị phù hợp, đúng hướng dẫn.
- Đối với công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm bệnh trong bệnh viện cần thực hiện:
- Có các biển chỉ dẫn, bảng hướng dẫn ngay tại khoa khám bệnh để người bệnh và người nhà người bệnh biết được vị trí phòng khám sốt phát ban nghi sởi, phòng khám nghi ngờ mắc cúm, phòng khám tay chân miệng hạn chế sự di chuyển không cần thiết trong cơ sở khám, chữa bệnh để phòng lây nhiễm.
- Khuyến cáo người bệnh, người nhà người bệnh sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh cá nhân phù hợp theo đường lây của từng bệnh.
- Khi khám và nghi ngờ ca bệnh sởi hoặc cúm phải bố trí người hướng dẫn hoặc trợ giúp đưa người bệnh vào khoa điều trị theo kế hoạch và bố trí việc lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ.
- Cơ sở khám, chữa bệnh có điều trị nội trú các bệnh trên phải bổ trí khu vực cách ly điều trị bệnh sởi, cúm, tay chân miệng theo quy định.
- Thực hiện đúng quy định phân tuyến điều trị bệnh sởi, cúm, tay chân miệng, tránh quá tải và lây nhiễm trong bệnh viện.
- Có tài liệu hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh theo dõi các dấu hiệu nặng lên của từng bệnh để đến khám lại.
- Khi người bệnh ra viện cần thông báo với cơ quan y tế dự phòng để có phương án theo dõi, giám sát.
- Bảo đảm việc chuyển tuyến người bệnh an toàn.
- Sở Y tế, y tế các Bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh sởi, cúm, tay chân miệng nói riêng và công tác phòng chống dịch nói chung của các đơn vị trực thuộc, rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại các đơn vị điều trị bệnh sởi, cúm, tay chân miệng của các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa trực thuộc. Lưu ý bảo đảm cơ số thuốc Gammaglobulin, Oseltamivir, Milrinone, Vitamin A theo phân tuyến điều trị.
- Sở Y tế tham mưu và trình UBND tỉnh, thành phố các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, cúm, tay chân miệng như công tác truyền thông, bể sung kinh phí mua sắm các trang thiết bị, thuốc, hóa chất và vật tư y tế cần thiết để đáp ứng yêu cầu điều trị.
- Sở Y tế chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn (gồm cả các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Bộ, ngành) thực hiện việc thu dung, điều trị người bệnh sởi, cúm, tay chân miệng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở, phân tuyến điều trị, tổ chức lọc bệnh điều trị ngoại trú và điều trị nội trú và củng cố nguồn lực cho các đơn vị điều trị hồi sức ở tuyến tỉnh.
Trên đây là ý kiến chỉ đạo của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai, thực hiện
CỤC TRƯỞNG LƯƠNG NGỌC KHUÊ |
Công văn 662/KCB-NV tăng cường công tác điều trị bệnh sởi, cúm, tay chân miệng
TẢI VĂN BẢN GỐC TẠI ĐÂY 622_KCB_NV_2018_VNRAS
COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM