Cây Xương Khô (Cây Giao) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

250
Cây xương khô
Cây xương khô
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Xương khô trang 580 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là lục ngọc thụ, quang côn thụ, thanh san hô, san hô xanh, cảnh giao.

Tên khoa học Euphorbia tirucalli L. (E.viminalis Mill. E. rhipsaloides Lem.).

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mô tả cây

Cây nhà có thể cao tới 4-7m, thân có thể có đường kính bằng cổ tay, cành nhiều, mọc so le hay hơi vòng, màu xanh, gây, cành con cũng gầy nhỏ, chỉ mang rất ít lá. Lá nhỏ, hình mác hẹp, hơi dày, rất chóng rụng, phiến lá dài 12-16mm, rộng 2mm. Thoáng trồng, người ta có cảm tưởng là một cây không có lá. Hoa tập trung ở những chỗ phân nhánh hoặc tận cùng ở đầu cành. Quả nang, hơi có lòng, có 3 mảnh vỏ. Hạt hình trái xoan, nhân.

Phân bố, thu hái và chế biến

Nguồn gốc ở đảo Mangat (châu Phi). Phát hiện thấy ở Việt Nam từ năm 1970.

Hiện nay được trồng khắp nơi ở Việt Nam làm cảnh và làm hàng rào vì người ta cho rằng ai vô ý để nhựa cây này bắn vào mắt có thể bị mù. Người ta hái cành tươi ngâm rượu chữa đau răng. Mùa hái: Quanh năm.

Thành phần hóa học

Kopaczewski (1947, Bull. Soc. Biol. France, 29, 924.926) đã nghiên cứu tính chất lý hoá, thành phần hoá học và độc tính của nhựa cây xương khô.

Nhựa này kích thích rất mạnh các niêm mạc, độc đối với cá và chuột. Nhựa cây này phơi nắng và nhạo với nước sẽ cho một thứ guta-pecka.

Trong xương khô có tirucallol ( còn gọi là kanziol ) độ chảy 133 – 134,5 oC.

Cây xương khô
Cây xương khô

Chú thích:

Ngoài công dụng làm thuốc, gần đây xương khổ được xem như một cây cho dầu mỏ (xem cây tục tùy tử).

Công dụng và liều dùng

Tại Việt Nam, thường người ta chỉ trồng làm cảnh và làm hàng rào vì có nhựa độc.

Một số người dùng chế thuốc ngậm chữa răng đau như sau: Hái lấy chừng 50 cành xương khô, rửa sạch, ngâm ngay vào trong 100ml cồn 90o. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê (15ml) cho vào cốc nước, ngậm một chốc, sau đó nhổ đi, ngày ngậm 3-4 lần.

Tại Ấn Độ, Philipin và Malaysia người ta dùng cây này để duốc cá

Tại Indonexya và Malaysia, người ta dùng nhựa cây này để chữa một số bệnh ngoài da.

Có thể nghiên cứu làm nguồn chế gata pecka để làm áo đi mưa.

Mới đây người ta đang nghiên cứu trồng cây xương khó làm nguyên liệu để khai thác dầu hỏa.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!