Cây Mào Gà Đỏ (Bông Mồng Gà Đỏ, Kê Quan Hoa) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

302
Cây Mào Gà Đỏ
Cây Mào Gà Đỏ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Mào Gà Đỏ trang 292-293 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên Bông Mồng Gà Đỏ, Kê Quan Hoa, Kê Đầu, Kê Quan

Tên khoa học Celosia cristata L.(Celosia argentea var. cristata (L.) O.Kuntze.

Thuộc họ Giền Amaranthaceae.

Mô tả cây

Cây mào gà đỏ là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 30cm đến 1,5m hoặc hơn. Thân đứng, có cành nhấn. Lá có cuống, phiến lá nguyên hình trứng đầu lá nhọn, phía gốc to rộng hơn cây mào gà trắng. Hoa đỏ, vàng hoặc trắng, cuống rất ngắn, mọc thành bông gần như không cuống hình vại với mép loe ra nhăn nheo. Quả hình trứng hay hình cầu. Hạt to hơn hạt mào gà trắng

Cây Mào Gà Đỏ
Cây Mào Gà Đỏ

Thành phần hóa học

Trong hạt có chất béo, các chất khác chưa rõ. 

Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng 

Theo tài liệu cổ: Kê quan hoa vị ngọt, tính lương, vào 2 kinh can và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt cầm máu. Chữa xích bạch lỵ, trĩ chảy máu, những người tích trệ không dùng được. Thường dùng như thanh tương tử.

Đơn thuốc có thanh tương tử và kê quan hoa

Chữa lòi dom, ra máu: Sắc cả hoa và hạt mà uống. Ngày uống 8-15g. Có thể phơi khô, tán nhỏ chế thành thuốc viên. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Chữa dạ dày, ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, lỵ ra máu, ỉa ra máu, kinh nguyệt dài ngày không hết: Hoa mào gà đỏ khô 10g (nếu dùng tươi dùng 25-30g) sấy khô, tán nhỏ. Chia làm nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần uống 1-2g (kinh nghiệm nhân dân).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!