Cây Mâm Xôi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

237
Cây Mâm Xôi
Cây Mâm Xôi
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Mâm Xôi trang 395-396 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Đùm Đũm.

Tên khoa học Rubus alceaefolius Poir. (Ru- bus fimbriiferus Focke).

Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae.

Mô tả cây

Cây nhỡ, thân leo. Thân, cành, cuống lá và cuống hoa đều có gai nhỏ. Lá đơn, có cuống dài, phiến lá dài, hình tim, đường kính 5-15cm, chia 5 thùy theo hình chân vịt, trên mặt có lòng. Cụm hoa hình chùm.

Đài 5, có lông, tràng 5 cánh, màu trắng, nhiều nhị, nhiều lá noãn đỏ, khi chín thì thành quả hạch, tập hợp thành một quả kép trông giống đĩa xôi hay mâm xôi do đó có tên cây mâm xôi. Quả chín màu đỏ tươi. Quả có vị chua, ăn được

Cây Mâm Xôi
Cây Mâm Xôi

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mâm xôi mọc hoang ở khắp miền núi rừng miền Bắc nước ta. Nhân dân vẫn hái quả hay thuốc để ăn, cành lá phơi khô làm thuốc.

Thành phần hóa học

Quả chứa axit hữu cơ (chủ yếu axit citric, malic, salicylic) muối các axit, đường, pectin. Lá chứa tanin.

Công dụng và liều dùng

Vị thuốc mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân Có thể mua tại các cửa hàng bán lá.

Ngày dùng 15-30g dưới hình thức thuốc sắc pha uống trước bữa ăn cơm 15 hay

20 phút để ăn cho ngon cơm, chữa chậm tiêu.

Chú thích:

Têm Đùm Đũm còn dùng chỉ một cây khác cùng họ Hoa hồng: Rubus cochichinensis (xem vị Đùm Đũm).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!