Cây Cỏ Bạc Đầu (Cỏ Nút Áo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

472
Cỏ Bạc Đầu
Cỏ Bạc Đầu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cỏ Bạc Đầu trang 569 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cỏ nút áo, smao kak kdam (Camupuchia).

Tên khoa học Kyllinga monocephala Rottb.

Thuộc họ Cói Cyperaceae.

Mô tả cây

Cỏ thân nhẵn, thân rễ mọc bò, thân cao 5- 30cm. Lá thường ngắn hơn thân, phiến lá hẹp và dài. Cụm hoa hình cầu, đường kính 8-12mm, mọc trên một cán dài hình ba cạnh, gồm nhiều hoa màu trắng, mang ba lá bắc dài, nằm ngang. Quả bế hình bầu dục, dẹt, trắng vàng nhạt, có những chấm nhỏ. Toàn cây vỏ ra có mùi thơm đặc biệt.

Cỏ Bạc Đầu
Cỏ Bạc Đầu

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở khắp nơi, tại những bãi cỏ, ven đường đi.

Người ta hái cả cây và rễ về làm thuốc. Thu hái quanh năm. Thường dùng tươi.

Thành phần hoá học

Trong cây có tinh dầu. Hoạt chất chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Cỏ bạc đầu thường dùng cho súc vật ăn.

Làm thuốc người ta dùng cỏ bạc đầu làm thuốc sát trùng, chữa sâu quảng, lở loét. Thường chỉ thấy dùng ngoài: Cây hái về rửa sạch giã nát, thêm ít muối vào đắp lên nơi sưng đau.

Có người dùng sắc uống chữa ỉa chảy. Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!