Cây Bàm Bàm – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

450
Bàm Bàm
Bàm Bàm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bàm Bàm trang 693-694 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là đây bàm, đậu dẹt, m’ba (Lào), var ang kung (Cămpuchia), lany (Di Linh).

Tên khoa học Entada phaseoloides (L.) Merr., E. sandess Benth.

Thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae.

Mô tả cây

Bàm bàm là một loại dây leo, cúng. Lá kép hai lần lồng chim, cuống chính dài 10-25cm, tận cùng bởi một tua cuống xẻ hai. Cuống phụ gồm hai đối. Phiến lá chét 2-4 đôi, hình trứng dài 4-6cm, rộng 2-3cm. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành bóng, ít hoa ở kẽ lá, dài 15-20cm. Quả dài 45- 60cm có khi tới 1m, rộng 5-7cm, hơi hẹp lại giữa các hạt. Hạt nhân, dày, màu nâu, đường kính 4- 5cm, có vỏ dày cứng như sừng.

Bàm Bàm
Bàm Bàm

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở những rừng thứ sinh nước ta. Người ta dùng vỏ, hạt và lá cây bàm bàm. Lá thường dùng tươi, vỏ và hạt dùng tươi hay sấy khô. Mùa thu hái gần như quanh năm.

Thành phần hoá học

Trong toàn cây chứa một thứ saponin, nhiều nhất trong vỏ, trong hạt, ít hơn trong gỗ. Trong lá tươi hầu như không có hay có rất ít nên khó phát hiện.

Ngoài saponin, trong hạt còn chứa một ancaloit và một chất dầu béo (hàm lượng dầu béo khoảng 18%) màu vàng, không vị. Chất ancaloit là một chất độc mạnh đầu tiên gây liệt chi dưới, sau làm chết con vật với liều 250ml trên 1kg thể trọng.

Công dụng và liều dùng

Vỏ cây dùng tắm và gội đầu thay xà phòng: Vỏ cây hái về cắt thành từng mảnh, đập nát, phơi hay sấy khô. Khi dùng ngâm vào nước sẽ được một thứ nước màu nâu đỏ, dùng tắm hay gội đầu. Gỗ tuy chứa ít saponin hơn nhưng cũng dùng được. Hạt gần chín phơi khô cũng dùng thay vỏ và gỗ.

Chữa nóng, sốt, sài giật trẻ em: Lá bàm làm tươi 50g, phối hợp với lá găng trâu, lá chanh giã nhỏ, xát khắp người trẻ em như kiểu đánh gió. 

Vỏ giã nát ngâm nước, dùng nước ấy tắm ghẻ, bã vỏ thì xát lên người vào những nơi ghẻ. 

Một số nơi dùng hạt bàm bàm để đặt lên vết rắn cắn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!