Cây Ba Gạc (La Phu Mộc, San To) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

189
Ba Gạc
Ba Gạc
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Ba Gạc trang 301-302 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là La Phu Mộc, San To (Sapa), Lạc Toọc (Cao Bằng).

Tên khoa học Rauvolfia verticillata (Lour) Baill.

Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.

Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Rauwolfiae verticillatae) của cây ba gạc, hay là phu mộc. La phu mộc=dịch âm Trung Quốc của chữ Rauvonphia (Rauwolfia) tên khoa học của cây này.

Tên san to nghĩa là ba chạc, vì cây có 3 lá, chia ba cành.

Tên lạc toọc nghĩa là một rễ, vì cây có một rễ.

Mô tả cây

Cây ba gạc là một cây nhỏ cao 1-1,50m, thân nhấn, trên mặt thân có những lỗ sản nhỏ của bì khổng. Lá mọc đối, nhưng thường mọc vòng ba lá một, có khi 4-5. Hoa hình ống, màu trắng, nở vào các tháng 4-7, có khi suốt nằm ở đồng bằng, Quả từ tháng 5-10-11, hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi.

Ba Gạc
Ba Gạc

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở khắp nơi rừng núi Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa. Chưa được trống. Có thể trồng bằng hạt hay dám cành. Thu hoạch rễ quanh năm nhưng tốt nhất vào thu đông. Đào rễ về rửa sạch đất, phơi hay sấy khô. Cần chú ý bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất. Từ 1959, Đỗ Tất Lợi đã phát hiện lại và đặt vấn để khai thác để chế thuốc chữa huyết áp ở Việt Nam (1963, Die Pharmacie 10:709-710).

Chú thích:

Đừng nhầm cây ba gạc này với một cây khác Evodia lepta (Spreng) Merr (Evodia triphylla DC.) thuộc họ Cam quýt (Rutaceae). Nhân dân cũng gọi là ba gạc hay ba chạc. Cây này nhân dân dùng lá tắm ghẻ hay chữa mụn nhọt. Cây cao 4-5m. Lá có 3 lá chét, phiền lá nguyên, và có chứa tinh dầu mùi thơm hơi có mùi long não.

Thành phần hóa học

Trong rễ và lá có ancaloit toàn phần từ 0,9- 2,12% (rễ) hoặc 0,72-1,69% (lá) trong đó chủ yếu là một ancaloit gọi là rauwolfia A có tinh thể hình chữ nhật, độ chảy 278°C, năng suất quay cực 4 độ 83 (trong rượu metylic). Công thức thô C25H28N2O2

Gần đây Nguyễn Văn Đàn (Viện dược liệu Hà Nội) đã xác định là trong rễ ba gạc của ta cũng có những ancaloit resecpin, secpentin v.v… giống như trong ba gạc Ấn Độ Rauwolfia serpentina (xem ở sau).

Tác dụng dược lý

Bộ môn dược lý và sinh lý Trường đại học y dược Hà nội (1960) đã dùng nước sắc ba gạc nghiên cứu tác dụng trên huyết áp của thỏ và chó thấy nước sắc ba gạc làm giảm huyết áp rõ rệt với liều lượng 0,5g/kg thể trọng súc vật. Trên tim ếch cô lập và tại chỗ thấy nước sắc ba gạc làm chậm nhịp tim; trên hệ mạch ngoại biên của thỏ không thấy có tác dụng trên mạch máu ngoại biên. Trên ruột thỏ cổ lập thấy liều nhẹ làm tăng nhu động ruột. Trên thần kinh hệ trung ương thấy không làm giảm sốt và có tác dụng an thần gây ngủ.

Trên cơ sở nghiên cứu, các bộ môn đã đi đến một số nhận xét chung như sau: Nước sắc ba gạc Việt Nam (RauWolfia verticillata) so với tác dụng của ba gạc Ấn Độ (Rauwolfia serpentina) thì giống nhau, chủ yếu là:

– Làm giảm huyết áp do nguồn gốc trung ương, chứ không phải do mạch ngoại biên.

– Làm tim đập chậm.

– Có tác dụng an thần và gây ngủ.

Công dụng và liều dùng

Hiện nay ta chế dưới dạng cao lỏng 1g cao=1g vỏ rễ để chữa cao huyết áp, an thần.

Liều trung bình của cao lỏng 30 giọt một ngày. Có thể tăng lên tới 45 và 60 giọt. Thời gian điều trị có thể kéo dài nhưng thường sau 10-15 ngày cần nghỉ.

Có thể chế thành dạng viên ancaloit toàn phần. Chú thích:

Ở nước ta còn thấy mọc ba gạc Rauwolfia cambodiana Pierre ex Pitard và ba gạc 4 lá Rau- wolfia vomitoria Afz. cùng họ, đều có thể đặt vấn đề khai thác

 

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!