Cá Trắm – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

179
Cá Trắm
Cá Trắm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cá Trắm trang 1013 – 1015 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thanh ngư.

Tên khoa học Mylopharyngodon piceus Richardson (cá trắm đen), Ctenopharyngodon idellus Cuvier et Valenciennes (cá trắm cỏ).

Thuộc bộ Cá chép Cyprinoidei.

Mô tả con vật

Có hai loại cá trắm: Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) thuộc loại cá nuôi cỡ lớn ở nước ta. Con lớn nặng nhất có thể tới 40-50kg. Cá lớn rất nhanh, sau hai năm có thể nặng tới 3kg.

Cá trắm đen thuộc loại cá ăn tạp. Ăn giun, ấu trùng, côn trùng, đặc biệt thích ăn các loại nhuyễn thể lớn như trai, ốc, hến. Cả trầm đen sống ở tầng đáy, bộ răng phát triển mạnh nên có thể nghiền vỡ vỏ của nhuyễn thể cỡ lớn. Cá trắm đen có cách ăn khá đặc biệt: sau khi nghiền vỡ vỏ nhuyễn thể, nó phun thức ăn ra ngoài và chỉ đớp lấy phần thịt. Do đặc tính thế, cho nên khi nuôi cá chép cùng với cá trắm đen, lâu ngày cá chép biết tính cá trắm, mỗi khi cá trắm phun thức ăn ra, cá chép vội đến tranh hết thịt. Cá chép và cá trắm đều sống ở đáy, nhưng vì đồng hơn nên cá chép tranh hết thức ăn có vỏ mềm dễ kiếm ở đáy ao. Nguồn trai, ốc, hến trong ao lại rất hạn chế, do hàng năm ao được tát cạn, tẩy dọn sạch, trắm đen ít thức ăn, chậm lớn.

Tốt nhất nên nuôi trám đen cùng với cá trắm cỏ hay cá trắm trắng (Ctenopharyngodon idellus) cũng là loài cá nuôi cỡ lớn, có con nặng tới 35kg. Sau hai năm cả nặng khoảng 3kg. Cá trắm cỏ cũng lớn nhanh như cá trắm đen. Thức ăn của cá trắm cỏ là các loại rong nước, cỏ.

Loại cá trắm cỏ này được nhập từ Trung Quốc vào nước ta năm 1958. Vì thức ăn chủ yếu của nó là thực vật nên có thể nuôi ghép với các loại khác để tận dụng nguồn thức ăn này ở hồ ao.

Cá Trắm
Cá Trắm

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cả hai loại cá trắm này được nhân dân nuôi ở hồ ao, ngòi, sông, chủ yếu để lấy thịt. Thường trước đây người ta chỉ hay dùng mật cá trắm đen, nhưng nay dùng cả hai loại mật.

opharyn godon idellus

Khi mổ cá lấy túi mật dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, có khi lấy nước mật tẩm vào giấy bản phơi hay sấy khô dùng dần.

Thành phần hóa học

Trong mật cá trắm đen và trắng đều có những sterol tương tự như những sterol trong một số mật cá khác như cá chép, cá mè. Những chất khác và hoạt chất chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Mật cá trắm là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta và nhân dân Trung Quốc.

Trong “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh có ghi mật cá trắm trị tắc họng, mắt mờ, đồng thời có giới thiệu mấy đơn thuốc trong đó có sử dụng mật cá trắm như sau:

Chữa mắt đỏ kéo màng: Lấy nước mặt cá trắm thường nhỏ vào mắt.

Chữa họng mọc mụn, sưng tê (nhũ nga, hầu tê): Mật cá trắm một cái phơi khô, mỗi khi dùng chút ít, hòa vào mật ong mà ngậm là thông.

Chữa cửa mình sưng cứng như đá, đau đớn quá, không chịu nổi: Mặt cá trắm 7 cái hoặc mật cá diếc cũng được. Dùng lụa tơ tằm (8-12g) đốt ra tro, nghiền nhỏ hòa nước với mặt cá, lấy lồng vịt phết thuốc vào, độ nửa giờ là mềm lại.

Chữa trẻ con đờm dãi ủng trệ: Mặt cá trắm! cái, khô phàn nửa phần, đại hoàng một ít. Sắc lá xương sống cho đặc, lấy nước mài với ba vị trên mà cho uống, lại lấy lông gà ngoáy vào cổ họng.

Trong bài thuốc không nói rõ liều lượng cho nên dùng phải cẩn thận để tránh ngộ độc rất tai hại. Qua các tài liệu cổ chúng ta thấy hầu hết mật cá trắm được dùng ngoài, rất ít dùng trong, dùng trong với liều lượng không rõ rệt. Trong nhân dân ta cứ truyền miệng nhau về tác dụng của mật cá trắm, nên nhiều người sử dụng không đúng liều, đúng bệnh đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc rất thương tâm. Chỉ riêng 4 tháng cuối năm 1973, đầu 1974 mà bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã phải xử lý tới 11 vụ ngộ độc do uống mật cá trắm, trong đó có 1 người không cứu được nên đã chết. Những người bị ngộ độc đưa đến bệnh viện từ 18-20 tuổi, có cụ già trên 60 tuổi. Có người uống mật cá trắm đen, có người uống mật cá trắm trắng, có người uống mật tươi, có người hòa với rượu uống. Người bị ngộ độc có người nuốt cả mật của một con cá nặng 3,7kg, có người nuốt của một con cá nặng 8kg. Thường 1 đến 2 giờ sau khi uống, những triệu chứng ngộ độc đã xuất hiện: Đau bụng dữ dội và la lỏng, có người nôn rất nhiều và đau bụng dữ dội, ỉa lỏng nặng phải đi cấp cứu ngay.

Nếu không chữa kịp thời, đến ngày thứ 2, thứ 3 sẽ thấy các triệu chứng đái ít, phù, khó thở do suy thận cấp. Có người rất nặng: 9-10 hôm không đi tiểu được vì không có nước tiểu. Có trường hợp phù nề to, tiểu tiện ít, khó thở, khạc ra máu, hôn mê mà chết (Trần Văn Chất- Nhân dân 4/12/1973 và Sức khỏe 2/1975).

Vậy ghi lại đây để những người muốn sử dụng mật cá trắm phải hết sức cẩn thận.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!