Acyclovir là gì?
Tên chung quốc tế: Aciclovir hay Acyclovir.
Nhóm thuốc: Thuốc chống virus.
Dạng bào chế của thuốc cùng hàm lượng
Viên nén Acyclovir 800mg, 400mg, 200mg;
Viên nang 200mg.
Bột pha tiêm 250mg, 500mg, 1g dưới dạng muối natri.
Hỗn dịch uống đóng Lọ 200mg/ 5ml, 5g/ 125ml, 4g/ 50ml.
Thuốc mỡ tra mắt 3% đóng tuýp 4,5g; Thuốc mỡ dùng ngoài 5% đóng tuýp 3g, 15g;
Kem Acyclovir bôi ngoài da 5% đóng tuýp 2g và 10g.
Dược lý và cơ chế tác dụng của Acyclovir
Dược lực học
Acyclovir là một hoạt chất tương tự như nucleoside với khả năng ức chế DNA polymerase của virus hoạt động cùng quá trình sao chép DNA đối với những loại herpesvirus khác nhau.
Dược động học
Hấp thu
Qua đường uống hấp hu kém với tỷ lệ 10 – 20% sinh khả dụng tuy nhiên tác udngj của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Đối với dạng thuốc bôi thì hấp thu rất ít chỉ khi thay đổi công thức bào chế thì có thể thay đổi chỉ số này. Với dạng thuốc mỡ tra mắt 3% thì acyclovir đạt nông độ khá cao trong thuỷ dịch nhưng lại không đáng kể trong máu.
Phân bố
Phân bộ rộng khắp cơ thể: não, phổi, thận, lách, cơ, tử cung, gan, niêm mạc và dịch âm đạo, thuỷ dịch, nước mắt, tinh dịch, dịch não tủy.
Thuốc đạt nồng độ trong huyết tương 50% ở dịch não tuỷ sau khi tiêm tĩnh mạch dạng muối natri của acyclovir. Ngoài ra, hoạt chất này còn đi qua hàng rào nhau thai cũng như đào thải qua sữa mẹ bằng 3 lần thuốc trong huyết thanh ở người mẹ.
Cmax (nồng độ đỉnh trong huyết tương) đạt được sau khi uống thuốc 1,5 đến 2 tiếng và tỷ lệ liên kết protein khoảng 9 – 33%.
Chuyển hoá
Được chuyển hoá ít phần qua gan thành 8-hydroxy-9-(2-hydroxyethoxymethyl) guanin và 9-carboxymethoxymethylguanin (CMMG).
Chu trình bán thải
Thời gian bán thải sau 2 đến 3 tiếng với người khoẻ mạnh còn với người suy thận mạn có thể lên đến 19,5 tiếng ở người vô niệu.
Thời gian bán thải giảm còn 5,7 tiếng + tơi 60% liều đào thải sau khi dùng acyclovir trong quá trình thẩm phân máu. Và AUC + thời gian bán thải của aciclovir sẽ bị probenecid làm tăng lên.
Thải trừ
Được đào thải chủ yếu dạng không đổi qua lọc cầu thận đi cùng nước tiểu chỉ có 2% thải qua phân. Đối với liều tĩnh mạch sẽ thải qua nước tiểu trong vòng 24h dưới dạng không đổi.
Công dụng và chỉ định của Acyclovir
Công dụng của Acyclovir
Acyclovir công dụng như thế nào trong điều trị?
Giúp thuyên giảm sự nghiêm trọng cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh, nhanh lành các vết loét, ngăn cản sự lan rộng với vết loét mới.
Giảm ngứa và giảm đau kể cả sau khi vết loét đã lành.
Thuốc có khả năng làm giảm nguy cơ lây lan virus đến những bộ phận khác trên cơ thể dể gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho người chó hệ miễn dịch kém.
Chỉ định của Acyclovir
Acyclovir chỉ định cho những bệnh lý nào?
Lần đầu hoặc tái phát nhiễm virus Herpes simplex (typ 1 + 2) ở niêm mạc – da (viêm bộ phận sinh dục, viêm miệng – lợi), ở mắt (viêm giác mạc), viêm não – màng não.
Phòng ngừa nhiễm HSV đối với niêm mạc – da có tái phát ít nhất 6 lần/năm, trên mắt (tái phát viêm giác mạc sau 2 lần/năm) hay trường hợp phải phẫu thuật ở mắt.
Nhiễm virus Varicella Zoster:
Zona, phòng ngừa biến chứng mắt gây ra do Zona mắt. Thủy đậu ở phụ nữ mang thai: trước khi đẻ 8 – 10 ngày sau khi phát bệnh.
Thủy đậu ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh trước khi phát bệnh: Khi mẹ bị thủy đậu 5 ngày trước và 2 ngày sau khi đẻ.
Trẻ < 1 tuổi bị thủy đậu nặng.
Biến chứng từ thuỷ đậu nhất là viêm phổi.
Chống chỉ định của Acyclovir
Chống chỉ định dùng aciclovir cho người bệnh dị ứng với thuốc.
Liều dùng và cách dùng của Acyclovir
Sử dụng acyclovir điều trị phải được ngay khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Uống
Liều uống thay đổi tùy theo chỉ định:
Herpes simplex tiên phát bao gồm cả Herpes sinh dục: uống 200mg/lần x 5 lần/ngày, cách 4 giờ mỗi lần uống. Liệu trình từ 5 đến 10 ngày.
Suy giảm miễn dịch nặng hoặc hấp thu kém: 400mg/lần x 5 lần/ngày, liệu trình từ 5 ngày.
Loại bỏ tái phát ở người có khả năng miễn dịch (ít nhất có 6 lần tái phát/năm): 200 – 400mg/lần tương tự 4 hoặc 2 lần mỗi ngày. Liệu pháp điều trị phải ngừng sau 6 – 12 tháng để đánh giá kết quả.
Nếu tái phát thưa (< 6 lần/năm), chỉ nên điều trị đợt tái phát: 200 mg/lần, ngày uống 5 lần, uống trong 5 ngày. Bắt đầu uống khi có triệu chứng tiến triển.
Dự phòng HSV ở người suy giảm miễn dịch: 200 – 400 mg/lần, uống 4 lần mỗi ngày.
Nhiễm HSV ở mắt
- Điều trị viêm giác mạc: 400 mg/lần ngày uống 5 lần, uống trong 10 ngày.
- Dự phòng tái phát, viêm giác mạc: (sau 3 lần tái phát/năm): 800 mg/ngày chia làm 2 lần. Đánh giá lại sau 6 – 12 tháng điều trị.
- Trường hợp phải phẫu thuật mắt: 800 mg/ngày, chia làm 2 lần.
Zona: Người lớn, 800 mg/lần, 5 lần/ngày, liệu trình trong 5 – 10 ngày.
Thủy đậu: 800 mg/lần, 4 hoặc 5 lần/ngày. Liệu trình trong 5 – 7 ngày.
Trẻ em
2 tuổi hoặc trên 2 tuổi: Liều như người lớn. Dưới 2 tuổi: dùng 1/2 liều người lớn.
Thủy đậu: Trên 2 tuổi: 20 mg/kg, tối đa 800 mg/lần, uống 4 lần/ ngày. Uống trong 5 ngày.
- Hoặc dưới 2 tuổi: 200 mg/lần, 4 lần mỗi ngày.
- 2 – 5 tuổi: 400 mg/lần, 4 lần/ngày.
- 6 tuổi và trên 6 tuổi: 800 mg/lần, 4 lần mỗi ngày.
Tiêm truyền tĩnh mạch
Dưới dạng muối natri trong 1 giờ
Liều được tính theo dạng base. 1,1 g aciclovir natri tương đương khoảng 1 g aciclovir. Dung dịch để truyền thường được pha để có nồng độ khoảng 5 mg/ml (0,5%).
Ở người béo phì, liều phải tính theo cân nặng lý tưởng để tránh quá liều.
Người lớn
Nhiễm HSV ở người suy giảm miễn dịch, herpes sinh dục khởi đầu nặng hoặc dự phòng nhiễm HSV ở người suy giảm miễn dịch: 5 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần. Điều trị từ 5 – 7 ngày.
Viêm não do HSV: 10 mg/kg/lần, cách 8 giờ /lần. Điều trị trong 10 ngày.
Nhiễm VZV: Ở người có khả năng miễn dịch: 5 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần; Ở người suy giảm miễn dịch: 10 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần;
Ở phụ nữ mang thai: 15 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần.
Trẻ em
- 3 tháng – 12 tuổi: Liều thường tính theo diện tích cơ thể. Một liệu trình thường kéo dài từ 5 – 10 ngày.
Nhiễm HSV (trừ viêm não – màng não) và VZV ở người có khả năng miễn dịch: 250 mg/m2, cách 8 giờ/lần (khoảng 10 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần). Viêm não – màng não HSV hoặc nhiễm VZV nặng ở trẻ suy giảm miễn dịch: 500 mg/m2, cách 8 giờ/lần (khoảng 20 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần).
Trẻ sơ sinh cho tới 3 tháng tuổi:
- Nhiễm HSV: 10 mg/kg/lần cách 8 giờ/lần. Điều trị trong 7 – 10 ngày.
- Nhiễm HSV lan tỏa: 20 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần, cho trong 14 ngày. Nếu có tổn thương thần kinh, kéo dài tới 21 ngày.
- Nhiễm VZV: 20 mg/kg/lần, cách 8 giờ/lần. Điều trị ít nhất 7 ngày.
Thuốc mỡ aciclovir
Điều trị nhiễm Herpes simplex môi và sinh dục khởi phát và tái phát. Cần điều trị càng sớm càng tốt. Nhiễm ở miệng hoặc âm đạo, cần thiết phải dùng điều trị toàn thân (uống). Với Herpes zoster cũng cần phải điều trị toàn thân.
Cách dùng thuốc mỡ: Bôi lên vị trí tổn thương cách 4 giờ một lần (5 đến 6 lần mỗi ngày) trong 5 đến 7 ngày, bắt đầu ngay từ khi xuất hiện triệu chứng.
Thuốc mỡ tra mắt: Ngày bôi 5 lần (tiếp tục ít nhất 3 ngày sau khi đã dùng liều điều trị).
Với người bệnh suy thận:
Uống: Liều và số lần uống phải thay đổi tùy theo mức độ tổn thương thận.
Điều chỉnh liều uống ở người suy thận:
Liều thông thường | Độ thanh thải creatinin (ml/phút) | Liều điều chỉnh |
800 mg, cách nhau 4 giờ/lần, 5 lần/ngày | > 25 | Không cần điều chỉnh liều |
10 – 25 | 800 mg, cách nhau 8 giờ/lần | |
0 – 10 | 800 mg, cách nhau 12 giờ/lần | |
400 mg, cách nhau 12 giờ/lần | > 10 | Không cần điều chỉnh |
0 – 10 | 200 mg, cách nhau 12 giờ | |
200 mg, cách nhau 4 giờ/lần, 5 lần/ngày | > 10 | Không cần điều chỉnh |
0 – 10 | 200 mg, cách nhau 12 giờ |
Thẩm phân máu: Bổ sung 1 liều ngay sau mỗi lần thẩm phân máu.
Liều uống với người bệnh suy thận kèm nhiễm HIV như sau:
Độ thanh thải creatinin (ml/phút) | Cách dùng |
< 10 | 200 – 400 mg, cách nhau 24 giờ |
10 – 25 | 200 – 800 mg, cách nhau 12 – 24 giờ |
25 – 50 | 200 – 800 mg, cách nhau 8 – 12 giờ |
50 – 80 | 200 – 800 mg, cách nhau 6 – 8 giờ |
> 80 | Không điều chỉnh liều |
Tiêm truyền tĩnh mạch: Liều tiêm truyền tĩnh mạch ở người suy thận như sau:
Độ thanh thải creatinin (ml/phút) | Cách dùng |
< 10 | 2,5 – 5 mg/kg, cách nhau 24 giờ |
10 – 25 | 5 – 10 mg/kg, cách nhau 24 giờ |
25 – 50 | 5 – 10 mg/kg, cách nhau 12 giờ |
Liều tiêm truyền tĩnh mạch ở người suy thận kèm nhiễm HIV như sau:
Độ thanh thải creatinin (ml/phút) | Cách dùng |
< 10 | 2,5mg/kg, cách nhau 24 giờ |
10 – 50 | 5 mg/kg, cách nhau 12 – 24 giờ |
> 50 | Không điều chỉnh liều |
Thẩm phân máu: Liều 2,5 – 5mg/kg thể trọng, 24 giờ một lần, sau khi thẩm phân.
Siêu lọc máu động – tĩnh mạch hoặc tĩnh – tĩnh mạch liên tục: Liều như đối với trường hợp độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút.
Thời gian tiêm truyền: Phải tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất 1 giờ để tránh kết tủa aciclovir trong thận.
Pha dung dịch tiêm truyền:
Bột pha tiêm acyclovir natri được hòa tan trong nước cất pha tiêm hoặc dung dịch tiêm truyền natri clorid 0,9% để được dung dịch chứa 25 mg/ml hoặc 50 mg/ml. Pha loãng thêm để được dung dịch có nồng độ aciclovir không lớn hơn 7 mg/ml (0,5%) để truyền. Nếu nồng độ aciclovir > 10 mg/ml sẽ tăng nguy cơ viêm tĩnh mạch. Theo liều lượng cần dùng, chọn số lượng và lọ thuốc có hàm lượng thích hợp. Pha thuốc trong thể tích dịch truyền cần thiết và lắc nhẹ cho đến khi tan hoàn toàn.
Trong quá trình chuẩn bị và hòa tan dung dịch, cần phải tiến hành trong điều kiện hoàn toàn vô khuẩn, và chỉ pha trước khi sử dụng và không sử dụng phần dung dịch đã pha không dùng hết.
Nếu thấy có vẩn hoặc tủa trong dung dịch trước hoặc trong khi tiêm truyền thì phải hủy bỏ.
Tác dụng không mong muốn của Acyclovir
Những tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc uống acyclovir.
Ít gặp (1/1 000 < ADR < 1/100) với ADR viêm và hoại tử mô tại chỗ tiêm ra ngoài tĩnh mạch. Phản ứng thần kinh hoặc tâm thần (ngủ lịm, run, lẫn, ảo giác, cơn động kinh).
Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa đối với uống và tiêm tĩnh mạch.
Huyết học: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, viêm hạch bạch huyết. Hội chứng tan huyết tăng urê máu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, đặc biệt tử vong trên bệnh nhân miễn dịch suy giảm sau dùng liều cao aciclovir.
Thần kinh trung ương: chóng mặt, đau đầu, hành vi kích động.
Da: Phát ban, gây ngứa, mày đay.
Ngoài ra có những phản ứng khác: Sốt, đau, test gan tăng, đau cơ, phù mạch, rụng tóc, viêm gan, vàng da. Thuốc có thể kết tủa ở ống thận khi tiêm tĩnh mạch, dẫn đến suy thận cấp.
Hướng dẫn cách xử trí ADR: với tỷ lệ hiếm xảy ra và nhẹ cũng như tự hết. Tuy nhiên, với những triệu chứng nặng (hôn mê, lú lẫn ở người suy thận), phải ngừng thuốc ngay và diễn biễn sẽ tốt lên và gần như không phải thẩm phân máu.
Tương tác thuốc của Acyclovir
Những tương tác của Acyclovir đã được báo cáo như sau:
Probenecid Làm tăng nửa đời trong huyết tương và AUC của acyclovir, làm giảm thải trừ qua nước tiểu và độ thanh thải của aciclovir.
Interferon Làm tăng tác dụng chống virus HSV-1 in vitro của aciclovir. Tuy nhiên tương tác trên lâm sàng vẫn chưa rõ.
Amphotericin B và ketoconazol Làm tăng hiệu lực chống virus của acyclovir.
Zidovudine Gây trạng thái ngủ lịm và lơ mơ. Cần theo dõi sát người bệnh khi phối hợp.
Dùng aciclovir tiêm phải thận trọng với người bệnh đã dùng methotrexat vào ống tủy sống
Báo ngay cho bác sĩ những loại thuốc, thực phẩm chức năng, đồ ăn, nước uống,… bạn đang sử dụng trước khi dùng thuốc để được khuyến cáo và theo dõi trong thời gian dùng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng Acyclovir
Thận trọng với người suy giảm chức năng thận theo độ thanh thải creatinin mà điều chỉnh. Với phương thức tiêm truyền tĩnh mạch chậm để tránh kết tủa aciclovir ở thận cần thời gian ít nhất 1 giờ ( nghiêm cấm tiêm nhanh hoặc tiêm với một lượng lớn) và phải cho đủ nước. Chức năng thận suy giảm dần khi dùng kết hợp các thuốc độc với thận.
Tăng creatinin huyết thanh có hồi phục khi tiêm truyền tĩnh mạch liều cao nhất là người bệnh mất nước vì khả năng cao kết tủa acyclovir trong ống thận.
Tiêm tĩnh mạch acyclovir làm tăng biểu hiện bệnh não. Phải thận trọng khi tiêm cho đối tượng mắc bệnh về gan, thận, hệ thần kinh, trạng thái thiếu oxygen, rối loạn điện giải. Phải cẩn trọng khi dùng cho người đã có phản ứng thần kinh khi dùng các thuốc độc cho tế bào hoặc đã tiêm methotrexat vào ống tủy hoặc interferon.
Thời kỳ mang thai
Sau khi lợi ích điều trị nhiều hơn hẳn rủi ro mới nên dùng acyclovir cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Nên thận trọng khi dùng thuốc acyclovir đối với người cho con bú. Mặc dù acyclovir thải trừ qua sữa mẹ nhưng chưa ghi nhận tác dụng phụ trên trẻ bủ mẹ.
Triệu chứng quá liều và cách xử trí
Triệu chứng: tiêm tĩnh mạch liều quá cao acyclovir với người bị bệnh thận đã thấy ý thức thay đổi từ lú lẫn, ảo giác đến hôn mê.
Sau khi ngừng thuốc thường tiến triển tốt và làm thẩm tách máu.
Với liều 80 mg/kg tiêm tĩnh mạch chưa gây ra triệu chứng quá liều.
Xử trí: Thẩm phân máu người bệnh cho đến khi chức năng thận phục hồi, ngừng thuốc, cho truyền nước và điện giải.
Tài liệu tham khảo
- Dược thư Quốc gia Việt Nam 2 (Xuất bản năm 2018). ACICLOVIR trang 114 đến 117, Dược thư Quốc gia Việt Nam 2. Truy cập ngày 14 tháng 04 năm 2023.
- Chuyên gia của PubChem, cập nhập ngày 08 tháng 04 năm 2023. Acyclovir, PubChem. Truy cập ngày 14 tháng 04 năm 2023.