Giun Đất – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

324
Giun đất
Giun đất
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Giun đất trang 976 – 978 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là khâu dẫn, khúc đàn, câu vẫn, cá nữ, phụ dẫn, địa long.

Tên khoa học Pheretima asiatica Michaelsen. Thuộc họ Cự Dẫn Megascolecidae.

Đại long hay khâu dẫn (Lumbricus) là toàn con giun đất để nguyên hoặc mổ bỏ đất ở ruột rồi phơi hay sấy khô.

Mô tả con giun đất

Giun đất thuộc nhiều chi. Tại châu Âu chỉ chủ yếu là Lumbricus thuộc họ Đới dẫn Lumbricidae: Tại châu Á và châu Úc chỉ chủ yếu thuộc họ Cự dẫn Megascolecidae. Những chỉ giun thường gặp ở nước ta mới được xác định tới chi Pheretima, giun khoang là Pheretima aspergillum.

Tại Trung Quốc, người ta thường dùng 2 loài chủ yếu là: Pheretima asiatica Michaelsen và Allolobophora caliginosa trapezoides đều thuộc họ Cự dẫn Megascolecidae.

Con giun Pheretima asiatica là một loài giun to, dài chừng 11-38cm, to chừng 5-12mm. Thân có nhiều đốt, ở mặt bụng và ở hai bên thân có 4 đối lồng ngắn rất cứng giúp nó di chuyển, vòng đai chiếm 8 đốt thứ 14, 15 và 16, có 1 lỗ sinh thực cái chiếm giữa đốt thứ 14, lỗ sinh thực gồm 2 lỗ ở 2 bên đốt 18, lỗ nang thụ tinh gồm 3 đối ở giữa các đốt 6-7, 7-8 và 8-9.

Loài này gặp nhiều ở Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến (Trung Quốc). Có thể có ở các tỉnh biên giới nước ta.

Loài Allolobophora caliginosa trapezoides cũng là loài giun to, gồm 4 đối lồng cứng, vòng sinh thực chiếm giữa các đốt 26-34, hình yên ngựa, một đối lỗ sinh thực đực ở đốt thứ 15, một đôi lỗ sinh thực cái ở đốt thứ 14, hai đối nang thụ tỉnh ở giữa các đốt thứ 14, hai đôi nang thụ tỉnh ở giữa các đốt 9-10 và 10-11.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Giun đất ưa sống ở những nơi đất ẩm và làm mùn ở khắp nơi trong nước ta. Ban ngày thì ở trong tổ, tối đến khi sương xuống làm ướt mặt đất thì bò ra ngoài, khi trời mưa cũng thường gặp giun trong vườn hay sân. Thức ăn của giun là những chất mùn hữu cơ thối rữa lần trong đất. Nó ăn đất, lọc lấy chất mùn rồi thải bã và đất ra ngoài.

Muốn bắt giun, người ta đổ nước bỏ kết hay nước rau nghề, nước chè vào những nơi có nhiều giun, tức thì giun bò ra. Cho nó vào tro rơm và dội nước ấm cho sạch chất nhầy nhớt. Sau đó dùng đình đóng đuôi nó vào miếng gỗ, lấy đạo sắc rạch từ đầu đến cuối, dùng nước ấm rửa sạch đất cát trong bụng, rồi phơi hay sấy khô. Có nơi người ta chỉ hãi giun, dùng tro và nước nóng rửa cho sạch nhớt ở ngoài rồi phơi hay sấy khô chứ không mổ bụng rửa sạch đất như nói ở trên

Thành phần hóa học

Từ năm 1911, nhà khoa học Nhật Bản Bát Mộc đã nghiên cứu giun đất và lấy ra được một chất đặt tên là lumbritin.

Năm 1914, Thái Hiệp nghiên cứu giun đất lấy ra được một chất độc gọi là terastro- lumbrolysin.

Năm 1915, Điền Trung Bạn Kết và Ngạch Điền Tấn lại chiết được một chất gọi là lumbrifebrin có lẽ là dẫn xuất của tyrosin.

Năm 1921-1922, hai tác giả Nhật Bản khác Thôn Sơn Nghĩa Ôn và Thanh Sơn Tân Thủ Lang lại báo cáo đã chiết từ giun đất được các chất béo, axit, cholesterin, cholin, những chất do thủy phân các axit amin và axit nucleic như adenin và guanin.

Năm 1937, Triệu Thừa Cổ, Chu Hoàng Bích và Trương Xương Thiện, từ loài giun đất Pheretima asiatica lấy được một chất có tính thể hình lăng trụ, có chứa nitơ, độ chảy trên 320C, có phản ứng trung tính đối với giấy quỳ, cho với axit clohydric muối clohydrat có tính thể. Năm 1938 các tác giả trên lại chứng minh rằng chất có tính thể chiết được năm trước là chất hypoxantin, chất này cho với clorua vàng 2 loại muối vàng.

Giun đất
Giun đất

Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý của giun đất đã được nghiên cứu và thấy những kết quả tóm tắt sau đây:

  1. Tác dụng giảm sốt. Trong những sách đều nhận rằng giun đất có tác dụng chữa số nặng (đại nhiệt). Từ năm 1914 đã có một tác giả người Nhật (Câu Khẩn) chứng minh rằng trong giun đất có chất trị sốt. Năm sau (1915) hai tác giả Nhật bản khác (Điền Trung và Ngạch Điển) đã thí nghiệm trên súc vật và chứng minh rằng chất chữa sốt trong giun đất là lumbifebrin. Hai tác giả Nhật Bản khác nữa (Thôn Sam Và Thanh Sơn) lại dùng chất tan trong rượu của giun đất để thí nghiệm tác dụng giảm sốt, thì thấy chất tan trong rượu có tác dụng giảm số.
  2. Tác dụng giãn khi quân. Năm 1937 Triệu Thừa Cổ, Chu Hoàng Bích và Trường Xương Thiệu đã dùng phổi chuột bạch và thỏ để thí nghiệm đã chứng minh giun đất có tác dụng làm giãn ống phổi (chi khí quản); để nhìn tác dụng giãn ống phổi rõ rệt hơn, trước khi thi nghiệm tiêm vào phổi súc vật chất histamin hay pilocacpin.
  3. Tác dụng chống histamin. Triệu Thừa Cổ và đồng sự đã từng dùng thành phần có nitơ trong giun đất tiêm vào tĩnh mạch những con vật còn sống để xem tác dụng kháng histamin của giun đất thì thấy rằng chất lấy từ giun đất có khả năng bảo vệ không chết 50% số con vật được tiêm liều độc chết của histamin.

4 Tác dụng hạ huyết áp và từ chế sự co bóp của ruột non. Triệu Thừa Cổ và đồng sự đã từng dùng chất có nitơ trong giun đất để thí nghiệm tác dụng hạ huyết áp và ư chế tính có bóp của ruột non và so sánh với chất adenozin thì thấy tác dụng tương tự mặc dầu tính chất hóa học không giống nhau.

  1. Tác dụng phá huyết. Theo báo cáo của nhà nghiên cứu Nhật Bản Bát Bộc (1911) thì chất lumbritin có tác dụng phá huyết.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) có thói quen ăn cháo giun đất trước khi ngủ để tẩm bổ và trị bá bệnh. Đêm đêm cháo giun đất có bản tại các thị trấn và ở ngay thủ đô Hàn Quốc. Trong thời gian thế vận hội Olempic Scoul 1996, vì ngại người nước ngoài không hiểu vị thuốc quá mà coi thường nhân dân Nam Hàn, nên Chính phủ Nam Hàn đã cấm bán cháo địa long trong thời gian thế vận hội.

Giun đất thường được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa sốt rét, chữa sốt ho hen do tác dụng làm giãn phế quản, và còn được dùng chữa bệnh cao huyết áp cứng mạch máu, nhức đầu.

Do có nhân purin, giun đất còn có tác dụng lợi tiểu, chữa đau nhức khớp xương.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc 2-4g dưới dạng thuốc bột.

Theo tài liệu có giun đất có vị mặn, tính hàn, vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có tác dụng thanh nhiệt trấn kinh, lợi tiểu, giải độc. Dùng chữa bệnh nhiệt phát cuồng, họ suyền, kinh phong mãn và cấp, bán thân bất toại, tiểu tiện khó khăn, – dùng ngoài đắp mụn nhọt. Không phải thực nhiệt không dùng được.

Đơn thuốc có giun đất dùng trong nhân dân.

  1. Bổ dương hoàn ngũ thang (bài thuốc kinh nghiệm ghi trong Y làm cải thức phương): Dùng trong các trường hợp bán thân bất toại, mồm miệng và mắt mèo lệch, không nói được, miệng sùi bọt mép, bí đại tiện, đi tiểu tiện nhiều lần

Hoàng kỳ 15g, đường quy vì 8g, xích thượng 6g, địa long, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa mỗi vị 4g. Thêm 600ml nước, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Khi mới bị thì thêm vào thang thuốc này 42 phòng phong. Uống trong vòng 4-5 lần thì bố vị phòng phong đi

  1. Thần được của mệnh, cứu người sau 4 khắc: Đơn thuốc này dùng chữa những trường. hợp cửa khiếu xuất huyết, ngũ tạng lục phủ xuất huyết, não hộ xuất huyết, hôn mê bất tỉnh kéo dài nhiều ngày, phù thận, phù toàn thân, phù tim, đột ngột phút điền không rõ nguyên do (có sốt hoặc không sốt), bí đại tiểu tiện, bí trung tiền, bụng bảng trướng nước, bạch đới khí hư nặng, ngày đêm đầy quán ướt sũng hồi hám, người gầy xanh sao,

Đơn thuốc gồm các vị

Địa long 50g khô, tương đương với 50 con giun đất tươi (liều dùng cho người lớn và trẻ từ 15-16 tuổi trở lên), 30g khô hay 30 con tươi (cho trẻ từ 5-6 tuổi đến 13-14 tuổi), 20g khô hay 20 con tươi (cho trẻ 1-2 tháng đến 4-5 tuổi). Đậu đen, đậu xanh, mỗi thứ 100g. Rau bồ ngót bằng 2-3 mở bán ở chợ (tương đương 200-300g), băm nhỏ cả cảnh cả lá. Giun đất còn tươi dọc ra, rửa sạch, sao thơm giòn, giã nhỏ. Đậu và rau sao thơm. Tất cả cho vào nổi hay siêu đất hoặc nổi nhóm gang đều được. Cho vào 4 chén nước (tương đương với hơn 1,2lít nước), sắc còn nửa chén hoặc 1/3 (100-150ml), cho người bất tỉnh phải cây ràng đó. Thuốc này thường chỉ dùng một thang cũng hết bệnh, nhưng tác giả bài viết thường dùng 3 tháng, trong 3 ngày (tôi nước nhất, sáng nước nhì). Hai thang sau để trừ căn và trừ các di chứng như méo mồm, mắt xếch, cho nên khi uống thang thứ 2, thứ 3 bệnh nhân đã tỉnh táo. Thuốc có thể pha với đường cho để uống. Bồ ngót sao thật khổ giòn, thuốc sẽ có mùi vị thơm ngon. Nếu bồ ngót để tươi không sao, nước thuốc giống chè đậu đen, pha đường, uống rất ngon. Bài thuốc “Thần dược cứu mệnh” do lương y

Nguyễn An Định cho đăng trong 4 số báo “Long An”, số đầu vào ngày thứ năm 21-4-1997, sau đó có viết thêm hai bài “Hậu kỳ thần dược cứu mệnh” và bài “Đôi điều cần nói thêm về bài “Thần dược cứu mệnh” trên báo Long An số ra ngày 10-6-1997. Qua bài viết của lương y N. A. Định chúng ta được biết bài thuốc này xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 20 với tên “Thần dược cứu mệnh, cứu người sau 4 khác” (60 phút). Đến năm 1940, bài thuốc này xuất hiện gần như nguyên văn trong sách “Hai trăm bài thuốc quý của tác giả lương y Lê Văn Tình Sadec với nhân đề “Chủ trị làm ban, ôn dịch và các bệnh nan y. công hiệu như thần, bệnh lui sau 60 phút”. Trong hai tài liệu gốc nổi trên, bài thuốc chỉ gồm có 3 vị là giun đất, đậu đen và rau ngót, còn vị đậu xanh do N. A. Định mới thêm vào. Thời gian thuốc tác dụng sau 60 phút, không rõ trên cơ sở nào, cũng được ghi trong hai tài liệu gốc. Bài thuốc “Thần dược cứu mệnh” đã được sử dụng có kết quả trong vụ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội vào cuối năm 1969. Chúng tôi ghi lại đây để bổ sung vào đm thuốc “Bổ dương hoàn ngũ thang” còn phải dùng một số vị thuốc còn phải nhập. Với đề nghị theo dõi khi sử dụng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!