Cây Thuốc Phiện (Anh Túc, A Phiến) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

252
Cây Thuốc Phiện
Cây Thuốc Phiện
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Thuốc Phiện trang 716-717 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là phù dung, anh tử túc, a phiến, túc xác, anh túc xác, cù túc xác.

Tên khoa học Papaver somniferum L.

Thuộc họ Thuốc phiện Papaveraceae

Thuốc độc loại gây nghiện. Dùng cho trẻ con phải cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Anh túc xác (Fructus Papaveris deseminatus) còn có tên túc xác là quả thuốc phiện sau khi đã lấy hạt và nhựa rồi phơi hay sấy khô.

Mô tả cây

Cây thuốc phiện sống hàng năm hoặc 2 năm, thân cây nhẫn, trên có phủ phấn trắng, thân mọc thẳng cao 0,7-1,5m, ít phân nhánh. Lá mọc so le, lá ở dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống, mọc ôm vào thân cây. Lá hình trứng dài 6-50cm, rộng 3,5-30cm đầu trên nhọn, đầu phía cuống nhọn hoặc hơi hình tim. Hoa mọc đơn độc ở đầu thân hoặc đầu cành có cuống dài 12- 14cm, đài hoa có hai lá dàimàu xanh sớm dụng, lá đài dài 1,5-2cm. Tràng có 4 cánh, dài 5-7cm, màu trắng hoặc hồng hay tím. Nhị nhiều, bao vây một bầu có một ngăn gồm 15-20 lá noãn dính liền nhau thành hình cầu. Quả là mọi nang hình cầu hoặc hình trụ dài 4-7cm, đường kính 3-6cm, khi chín có màu vàng xám, cuống quả phình to ra, đỉnh quả còn lại núm. Trong quả chín có rất nhiều hạt nhỏ, hơi giống hình thân, trên mặt có vân hình mạng nhỏ dài 0,5-1mm, màu xám trắng hoặc xám đen.

Toàn thân cây bấm chỗ nào cũng có nhựa mủ màu trắng, để lâu chuyển màu đen. Khi hái quả để làm anh túc xác thường ta thấy trên mặt quả có các vết ngang hoặc dọc tùy theo cách lấy nhựa, mỗi vết gồm 3-4 đường.

Mùa hoa tháng 4-6.

Mùa quả tháng 6-8.

Các bộ phân của Cây Thuốc Phiện
Các bộ phân của Cây Thuốc Phiện

Phân bố, thu hái và chế biến

Được trồng tại các vùng cao có khí hậu mát lạnh ở nước ta như ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây. Tại các nước khác đều có trồng: Liên Xô cũ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Tư, Bungari v.v… Nhựa chích vào lúc quả còn xanh. Quả (anh túc xác) hái sau khi quả chín.

Thành phần hóa học

Trong anh túc xác có axit meconic, axit tactric, axit xitric, mocphin, nacotin, papaverin và một chất gọi là papaverrozin (tinh chất muối và sáp)

Quả chín chứa nhiều ancaloit hơn quả non. Trong quả chín lượng mocphin có thể lên tới 0,5%. Vỏ quả chưa chín chỉ chứa 0,02-0,05% mocphin, cả nacotin và codein vào khoảng 0,0113-0,0116. Vỏ quả chín chỉ chứa 0,018% nacotin và codein

0,028% nacotin và codein 0,028%. Trong sáp của vỏ quả chủ yếu gồm este của axit panmitic, axit xerotic và cồn xerylic.

Thành phần trên thay đổi tùy theo cách thu hái, nguồn gốc cây thuốc phiện. Năm 1942, Diệp Bích Nguyên có phân tích một loại anh túc xác của Trung Quốc thấy tỷ lệ ancaloit như sau: Mocphin 0,012%, cedein 0,010%, nacotin 0,022%, naxein 0,003 và một ít papaverin. Trong hạt thuốc phiện có 40-50% chất dầu, 18,4-21,6% chất protit, 0,25-0,94% lexitin, men (diastaza) emunsin, lipaza, nucleaza và pectin.

Hình ảnh Cây Thuốc Phiện
Hình ảnh Cây Thuốc Phiện

Tác dụng dược lý

Xem ở những sách dược lý, dược liệu nói về thuốc phiện. Đã giới thiệu nhiều.

Công dụng và liều dùng

Anh túc xác (vỏ quả thuốc phiện khô) được dùng chữa các bệnh ho lâu ngày không khỏi, ho gà, đi tả. Liều dùng 4-5g.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!