Tải miễn phí PDF và tra cứu online sách ‘Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam’ – Đỗ Tất Lợi

3192
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Đánh giá

“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” là cuốn sách về dược liệu nổi tiếng của Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Đây là công trình nghiên cứu trong hơn 20 năm của ông và được xuất bản lần đầu vào năm 1962, tập hợp giới thiệu hơn 700 vị thuốc Việt Nam. Cuốn sách này được đánh giá cao cả trong và ngoài nước, được coi là có ích để bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày.

Đọc và tải miễn phí PDF sách ‘Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam PDF’

Để giúp bạn đọc dễ dàng xem và tải sách, chúng tôi có bản PDF của sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” TẠI ĐÂY. Bạn đọc cũng có thể NHẤP VÀO ẢNH dưới đây để tải về.

Đọc và tải sách PDF Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Đọc và tải sách PDF Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Giới thiệu về sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”

Giới thiệu tác giả – Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất lợi

Đỗ Tất Lợi sinh ra tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Ông Đỗ Tất Lợi học khoa Dược tại trường Y Dược toàn cấp Đông Dương trong thời gian 1939 – 1944 thời Pháp thuộc. Sau khi tốt nghiệp ông mở Hiệu thuốc ở Hàng Gai, Hà Nội, trên biển hiệu không đề tiếng Pháp như thời ấy mà ghi Hiệu thuốc, chỉ rõ khí phách độc lập của dân tộc Việt Nam.

Từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, dược sĩ Đỗ Tất Lợi – Viện trưởng Viện khảo cứu chế tạo dược phẩm Cục quân y, đã đi công tác trên núi rừng Việt Bắc tìm kiếm và sưu tầm các cây thuốc phòng chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân. Sau ngày hòa bình lập lại, với nhiệm vụ Chủ nhiệm bộ môn dược liệu Trường Đại học Y dược Hà Nội, ông đã nghiên cứu về dược liệu, vị thuốc Việt Nam và các cây di thực từ nước ngoài. Dược sĩ Đỗ Tất Lợi đã có công xây dựng bộ môn về nghiên cứu và tư duy khoa học theo hướng dân tộc hiện đại. Ông tham giảng dạy trực tiếp và biên soạn giáo trình “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam”. Giáo trình này được sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên đại học các trường Y Dược trong nước và được bạn bè quốc tế khối xã hội chủ nghĩa Đông u đánh giá rất cao. Trong thư gửi Bộ Y tế Việt Nam, hai nhà dược học Xô viết đã viết rằng “Một giáo trình xuất sắc về dược liệu học bằng tiếng Việt vừa xuất bản, được các nhà dược học Liên Xô rất chú ý. Đó là một trong số ít sách giáo khoa về cây thuốc vùng Đông Nam Á…”

Ông được phong hàm giáo sư vào năm 1980, được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Kỹ thuật năm 1996 và tặng thưởng huân chương Độc lập hạng nhì năm 2001 về những cống hiến cho khoa học và đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Tác giả - Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất lợi
Tác giả – Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất lợi

Quá trình biên soạn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và sự đánh giá, công nhận

Quá trình biên soạn sách

Qua bao nhiêu năm tìm tòi nghiên cứu và trải nghiệm về các loại cây cũng như dược liệu trong và ngoài nước, Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi đã biên soạn thành công bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Đến nay cuốn sách đã được nhà xuất bản Y học xuất bản lần thứ tám.

Từ năm 1960 đến nay, mỗi lần xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi luôn cẩn thận chỉnh sửa và bổ sung giúp bộ sách ngày càng hoàn thiện. Vì thế, trong lần xuất bản thứ tám, mặc dù tuổi đã cao nhưng giáo sư đã dùng mấy năm để rà soát, sửa chữa và bổ sung dược liệu mới, cây thuốc mới và hoàn chỉnh bản thảo.

Đánh giá

Ngay sau khi ra mắt, cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước.

Giáo sư Phạm Ngọc Thạch nhận xét: “Bộ sách rất tốt, rất dễ hiểu, nội dung phong phú, cái hay ở đây là trình bày kinh nghiệm bản thân cùng với kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm nước ngoài”.

Năm 1964, Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Liên Xô coi cuốn sách như một hiện tượng khoa học tại Việt Nam, chỉ thị cho Viện Hoá Dược Leningrad lập nhóm nghiên cứu về cuốn sách này.

Sau gần hai năm, bốn nhà khoa học I. I. Brekman, A. F. Hammerman, I. V. Grusvisky và A. A. Yasenko-Khmelevsky đã có báo cáo trên 10.000 từ về cuốn sách, trên tạp chí Tài nguyên thực vật (quyển 3, tập 1) với nhan đề “Cây thuốc Việt Nam và vai trò của giáo sư Đỗ Tất Lợi trong việc nghiên cứu các cây thuốc đó.” Trong báo cáo này, ngoài nhận xét chung và phân tích chi tiết từng nhóm vị thuốc và một số cây thuốc đại diện, các nhà bác học Liên Xô còn nêu lên đặc điểm nổi bật của cuốn sách là “vừa mang tính khoa học hiện đại, vừa nêu được những giá trị của y học cổ truyền phương Đông, vừa có tính chất bác học, vừa có tính phổ cập bình dân”. Bên cạnh đó, họ còn cho rằng với tất cả các công trình về cây thuốc nhiệt đới của người Pháp trong thời Pháp thuộc của các tác giả như Torell, Regnault, Perrot, Hurrier, Crevost-Pételot…, không có công trình nào sánh ngang với công trình của nhà dược học Đỗ Tất Lợi.
Năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi.

Năm 1983, bộ sách được bình chọn là một trong 7 viên ngọc quý của Triển lãm hội chợ sách quốc tế ở Moskva

Năm 1996, với duy nhất công trình nghiên cứu này, giáo sư Đỗ Tất Lợi được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về khoa học công nghệ

Năm 2007, cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (tái bản năm 2006 của Nhà xuất bản Y học) đã nhận được giải thưởng đặc biệt của Hiệp hội Xuất bản Châu Á Thái Bình Dương (APPA).

Xuất bản lần đầu

“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” là một bộ sách lớn. Khi xuất bản lần đầu tiên (1962-1965), cuốn sách này đã được in 10.000 bản, chia thành 6 tập và dày 1.494 trang. Bộ sách này đã giới thiệu hơn 700 vị thuốc, trong đó có 164 cây thuốc, 77 vị thuốc động vật, 20 vị thuốc khoáng vật. Mỗi loại đều có tên khoa học, tên tiếng Việt và tên tiếng Hán, những đặc tính chung, mô tả quá trình phân phối, thu hoạch, chế biến, thành phần hoá học và công dụng, liều dùng. Cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” bao gồm cả những loại thuốc có cơ chế tác dụng đã được các nhà khoa học xác nhận và những loại thuốc đã được chứng minh hiệu quả trên thực tế nhưng chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Trong lời giới thiệu bộ sách này ở lần xuất bản đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam – ông Vũ Công Thuyết đã viết:

“ …Bộ sách đã thể hiện một công trình sưu tầm, nghiên cứu rất công phu, một khối lượng lao động rất lớn trong nhiều năm của tác giả. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước, nhiều tài liệu nước ngoài đã được khảo sát, chọn lọc, cộng với hơn 20 năm trong nghề của tác giả, một cán bộ đã có nhiều nhiệt tình và cống hiến trong việc nghiên cứu thuốc nam. “

Tái bản

Đến nay, bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã được tái bản ít nhất 14 lần (Nhà xuất bản Y học 8 lần). Với mỗi lần xuất bản, giáo sư Đỗ Tất Lợi đều cẩn thận sửa chữa, bổ sung. Năm 1999, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam – ông Đỗ Nguyên Phương viết trong ấn bản thứ 8:

“ Mỗi lần xuất bản bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả đều sửa chữa bổ sung một cách thận trọng. Ngay trong lần xuất bản này, tuy tuổi đã cao. GS. Đỗ Tất Lợi đã để mấy năm rà soát, sửa chữa và sưu tầm nghiên cứu thêm một số cây mới, vị thuốc mới và hoàn chỉnh bản thảo một cách nghiêm túc ”

Đến năm 2005, số lượng xuất bản đã lên tới 150.000 bản, đây được coi là một kỷ lục đặc biệt đối với một cuốn sách khoa học kỹ thuật.

Nội dung sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”

Nội dung sách

Cuốn sách được xuất bản lần thứ tám sau khi tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật lần đầu năm 1996. Trong bản xuất bản thứ tám, giáo sư Đỗ Tất Lợi không chỉ bổ sung nội dung về cây thuốc, vị thuốc mới mà còn bổ sung ở phần phụ lục về thân thế và sự nghiệp của cụ Tuệ Tĩnh (Ông Thánh thuốc Nam) và của nhà đại danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” không chỉ được sử dụng trong nghiên cứu và sản xuất dược phẩm mà còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống, nhiều gia đình đã sử dụng sách để chữa bệnh trong gia đình. Cuốn sách còn là cơ sở để phát triển những công trình nghiên cứu lớn bé khác nhau hiện nay.

Cuốn sách bao gồm 3 phần lớn cụ thể là:

Phần I: Phần chung Chương I: Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam
Chương II: Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng thuốc theo đông y
Chương II: Bào chế thuốc theo đông y
Chương IV: Cơ sở để xem xét tác dụng của thuốc theo khoa học hiện đại (tây y)
Phần II: Những cây thuốc và vị thuốc Chương I: Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
Chương II: Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa
Chương III: Các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán
Chương IV: Các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ
Chương V: Các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu tiện và thông mật
Chương VI: Các cây thuốc và vị thuốc cầm máu
Chương VII: Các cây thuốc và vị thuốc hạ huyết áp
Chương VIII: Các cây và vị thuốc có chất độc
Chương IX: Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa
Chương X: Các cây thuốc và vị thuốc chữa đi lỏng – đau bụng
Chương XI: Các cây thuốc và vị thuốc nhuận tràng và tẩy
Chương XII. Cây thuốc và thảo dược chữa đau dạ dày
Chương XIII. Các cây thuốc và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức
Chương XIV. Các cây thuốc và vị thuốc đắp vết thương rắn rất căn
Chương XV. Các các thuốc và vị thuốc chữa bệnh mắt, tai, müi, răng, họng.
Chương XVI. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh tim
Chương XVII. Các cây thuốc và vị thuốc chữa cảm sốt
Chương XVIII Các cây thuốc và vị thuốc chữa ho, hen
Chương XIX. Các cây thuốc và vị thuốc ngủ, an thần, trấn kinh
Chương XX. Các vị thuốc bổ, thuốc bói đường nguồn gốc thảo dược
Chương XXI. Các vị thuốc bổ nguồn gốc động vật
Chương XXII. Các vị thuốc khác nguồn gốc động vật
Chương XXIII. Các vị thuộc nguồn gốc khoáng vật
Phần III: Phụ lục Phụ lục I: hai nhà thuốc lớn thế kỷ XV-XVIII của Việt Nam

Phụ lục II:Tổ chức khai thác sử dụng cây thuocs và vị thuốc V.N trước và sau CM tháng 8

Phụ lục III

Phụ lục IV

Phụ lục 4 giải thích một số danh từ thực vật học

Phụ lục 4 giải thích một số danh từ thực vật học
Phụ lục 4 giải thích một số danh từ thực vật học
Phụ lục 4 giải thích một số danh từ thực vật học
Phụ lục 4 giải thích một số danh từ thực vật học

Ngoài ra còn có các tài liệu tham khảo và danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu của tác giả đã được công bố

Cách tra cứu

Ngoài mục lục giúp người đọc có thể dễ dàng tra cứu các vị thuốc theo công dụng và nguồn gốc, sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” còn có phụ lục 3 giúp bạn đọc tra cứu các vị thuốc theo phân loại:

  • Tra cứu cây, con thuốc theo ảnh màu
  • Tra cứu các cây thuốc xếp theo họ thực vật
  • Tra cứu các vị thuốc nguồn gốc động vật và xếp theo con vật cho vị thuốc
  • Tra cứu các vị thuốc nguồn gốc khoáng vật
  • Tra cứu các vị thuốc và hoạt chất theo tên Việt Nam
  • Tra cứu các vị thuốc và hoạt chất theo tên Latinh và tên khoa học
  • Tra cứu các vị thuốc theo tên Hán – Latinh
  • Tra cứu các vị thuốc xếp theo loại bệnh
  • Tra cứu các vị thuốc phân loại theo tính chất đông y
Bảng tra cứu theo hoạt chất
Bảng tra cứu theo hoạt chất
Tra cứu bằng ảnh màu
Tra cứu bằng ảnh màu
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!