Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Mùi Tây trang 275 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là rau Pecsin, Persil.
Tên khoa học Petroselinum sativum Hoff. (Carum petroselinum Benth. et Hoof. f).
Thuộc họ Hoa tán Umbelliferae.
Mô tả cây
Cỏ sống hai năm, cao 0,20-0,80m, rễ phát triển thành củ hình trụ, đầu hình nón. Thân có rễ dọc. Lá bóng, có cuống dài thường hình ba cạnh, 2 đến 3 lần xẻ thành thùy với 3 thùy nhỏ, mép có răng cưa. Hoa màu lục vàng nhạt, họp thành tấn kép. Quả nhỏ hình cấu. Khi và, toàn cây tỏa mùi thơm dễ chịu
Phân bố, thu hái và chế biến
Mùi tây vốn không có trong nước ta, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quả và rễ thường dùng khô. Lá thường dùng tươi.
Thành phần hóa học
Quả (thường gọi nhầm là hạt) chứa 20% chất béo (gọi là bơ-beurre de persil) với thành phần chủ yếu là một axit béo không no gọi là một axit petroselinic (C ). Ngoài ra còn những chất sau đây:
– Một heterozit flavonic gọi là apiin hay apiozit, thủy phân cho apioza (pentoza với chuỗi nhánh), và apigenin (trihydroxy 5-7-4′ flavon).
– 2,5 đến 6% tinh dầu với thành phần thay đổi tùy theo thứ mùi tây. Từ 1964, Stahl đã nghiên cứu và phán ra ba nòi hóa học chính của loài mùi tây là: Nói chứa chủ yếu chất apiol (60-80%) là một ete của phenol với một dãy alylic, 2 nhóm OCH3, một nhóm metylen dioxy có tinh thể hình kim (còn gọi là Camphre của persil). Nòi này chủ yếu gốc ở Đức. Nòi với thành phần chủ yếu là myristin (demetoxy 2 apiol) từ 55 đến 85%. Nòi này chủ yếu gặp ở Pháp. Nội thành phần chủ yếu là alyl- tetrametoxybenzen (50-60%) nòi này ít phổ cập hơn.
Ngoài những thành phần chủ yếu trên đây, chiếm khoảng 80% tinh dầu và đều là dẫn xuất của phenylpropan tinh dầu mùi tây còn chứa những cacbua tecpenic khác.
Lá mùi tây chứa chừng 0,08% tinh dầu, caro- tin, vitamin C, luteolin và apigenin.
Rễ chứa apigenin.
Công dụng và liều dùng
Mùi tây là một vị thuốc lợi tiểu và điều kinh. Người ta cho rằng hoạt chất chính trong quả mùi tây là apiozit. Apiozit có tác dụng lợi tiểu mạnh. Năm 1953, Paris và Gueguen đã chứng minh là apiozit không có độc tính như người ta vẫn thường nói. Apilol có tác dụng kích thích cơ trơn, nhất là đối với cơ trơn của tử cung, do đó, với liều nhỏ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc.
Lá mùi tây ngoài công dụng làm gia vị, còn là nguồn vitamin A. Ngoài ra, lá giã nát dùng đắp lên những vết viêm tấy.