Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Sulfarlem 12.5mg được sản xuất bởi EG LABO, hiện được lưu hành tại Việt Nam.
Sulfarlem 12.5mg là thuốc gì?
Thành phần
Trong 1 viên thuốc Sulfarlem 12.5mg có chứa thành phần:
Thành phần | Hàm lượng |
Anethol trithione | 12,5mg |
Tá dược | Vừa đủ |
Dạng bào chế:
Trình bày
SĐK: Đang cập nhật
Quy cách đóng gói: Hộp 60 viên
Xuất xứ: Pháp
Tác dụng của thuốc Sulfarlem 12.5mg
Cơ chế tác dụng
Anethole trithione (ATT) được cho là gây ra sự gia tăng tiết nước bọt bằng cách điều chỉnh tăng số lượng thụ thể muscarinic (có tác dụng kích thích được biết là làm tăng tiết nước bọt) trên các tế bào tuyến nước bọt.
Đặc điểm dược động học
Mặc dù thuốc đã được nghiên cứu và thảo luận ngay từ những năm 1980, thông tin dược động học chi tiết về thuốc vẫn chưa được tiếp cận dễ dàng và dữ liệu dược động học mới còn hạn chế. Anethole trithione có tính ưa mỡ và tính thấm qua ruột cao nhưng độ hòa tan trong nước cực kỳ thấp do đó có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng. Anethole trithione được chuyển hóa nhanh chóng thành chất chuyển hóa có hoạt tính là trithione 4-hydroxy-anethole thông qua quá trình O-demethylation.
Sulfarlem 12.5mg được chỉ định trong bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa như chậm tiêu, ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn.
Điều trị chứng giảm tiết nước bọt do dùng thuốc, sau xạ trị và ở người cao tuổi.
Liều dùng của Sulfarlem 12.5mg
Uống Sulfarlem 12,5mg trước các bữa ăn 30 phút.
Người lớn: 1-2 viên/lần x 3 lần/24 giờ.
Trẻ em :
- Từ 10 đến 15 tuổi : 3 viên/24 giờ
- Từ 6 đến 10 tuổi : 2 viên/24 giờ.
Không sử dụng Sulfarlem 12.5mg trong trường hợp nào?
Không dùng viên nén SULFARLEM 12,5 mg trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Tắc nghẽn đường mật.
- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng Sulfarlem 12.5mg
Thận trọng
Không khuyến cáo sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt lapp lactase hoặc galactose trong máu hoặc hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose (bệnh di truyền hiếm gặp).
Không nên sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu sucrase/isomaltase (bệnh di truyền hiếm gặp).
Thuốc này có chứa chất tạo màu azo nên có thể gây phản ứng dị ứng.
Nước tiểu sẫm màu hơn là hiện tượng bình thường trong quá trình điều trị.
Thuốc này có thể được dùng trong trường hợp bệnh rối loạn dung nạp gluten.
Người bị sỏi túi mật.
Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng Sulfarlem 12,5mg như rối loạn tiêu hóa nhẹ, đầy hơi, chướng bụng,…
Tương tác
Hiện chưa ghi nhận bất kỳ tương tác giữa Sulfarlem 12,5mg với các sản phẩm/thuốc nào khác.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có dữ liệu về việc sử dụng Sulfarlem 12,5mg cho phụ nữ đang mang thai và phụ nữ cho con bú, tham khảo ý kiến chuyên gia y tế kỹ càng trước khi dùng.
Quá liều và xử trí
Hiện chưa có dữ liệu về việc sử dụng quá liều Sulfarlem 12,5mg.
Thuốc Sulfarlem 12.5mg giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Sulfarlem 12.5mg hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp Sulfarlem 12.5mg tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc (sản phẩm) khác của nhà thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng với Sulfarlem 12.5mg như:
Tại sao nên lựa chọn thuốc Sulfarlem 12.5mg?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Thuốc được bào chế dưới dạng viên dễ sử dụng và bảo quản.
Anethol trithione điều trị các trường hợp khô miệng hiệu quả. Anethol trithione có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng và dấu hiệu khô mắt ở mức độ trung bình và nặng mà tuyến lệ vẫn hoạt động bình thường. |
Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi |
Tài liệu tham khảo
- Hua Wang, Zu-Guo Liu, Juan Peng, Hui Lin, Jing-Xiang Zhong, Jiao-Yue Hu. (Tháng 6 năm 2009). The clinical therapic efficiency of anethol trithione on dry eye. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19957670/
- P C Fox. (Tháng 2 năm 1987). Systemic therapy of salivary gland hypofunction. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2023, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3476633/
Hiếu –
Sản phẩm có hiệu quả , sẽ ủng hộ lần sau