Cây Chỉ Cụ (Khúng Khéng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

454
Cây Chỉ Cụ
Cây Chỉ Cụ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Chỉ Cụ trang 818 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là khúng khủng (Cao Bằng, Lạng Sơn), vạn thọ, kẻ trảo.

Tên khoa học Hovenia dulcis Thunb.

Thuộc họ Táo ta Rhamnaceae

Mô tả cây

Cây gỗ cao 10m hay hơn. Cành non có lông và nốt sản. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình trứng, nhọn, mép có răng cưa, 3 gần toả từ gốc lá, phiến lá dài 10-15cm, rộng 5-9cm. Hoa màu trắng hay lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hình cầu, khi chín những nhánh con mang quả phồng to lên, màu hồng nhạt, vị ngọt, ăn được.

Phân bố, thu hái và chế biến

Trước năm 1952, chưa phát hiện thấy cây này. Chỉ mới phát hiện những năm 1955 trở đi. Trong tài liệu “Cây thuốc” của Pételot A. còn nói rõ thêm rằng loài này gặp phổ biến ở Trung Quốc, nhưng các tác giả cũng đã xác định trong tương lại loài này sẽ được phát hiện ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Người ta dùng quả làm thuốc với tên “chỉ cụ tử” và gỗ cây khủng kháng bào mỏng phơi hay sấy khô.

Cây Chỉ Cụ
Cây Chỉ Cụ

Thành phần hoá học

Trong quả chứa đường glucozafructoza, saccrosa, muối kali, nitrat và malat…

Công dụng và liều dùng

Quả (chỉ cụ tử) được dùng chống nôn, giải độc, ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, khát nước, khô cổ. Ngày 3-5g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Người ta còn dùng gỗ khúng khéng đẽo hình gối để dùng gối đầu hoặc đẽo thành từng mảnh vỏ bào, sắc nước uống cùng mục đích chống nôn, chống say rượu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!