Cây Chanh – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

317
Cây Chanh
Cây Chanh
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Chanh trang 783-784 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là chứ hở cầu (Mèo), má điều (Thái), mak vo (Lào).

Tên khoa học Citrus limonia Osbeck (Citrus medica L. subsp limon Lour.)

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ nhẵn hay có gai, gai dài 35mm, búp non có màu đỏ. Lá hình trứng hay hình trứng dài, dài 5,5-11cm, rộng 3,5-6cm, mép có răng cưa. Hoa trắng, nhuốm tím nhạt hay đỏ tím, mọc đơn độc hay từng chùm 2-3 hoa. Lá bắc hình mũi mác, nhẫn hay hơi có lông. Quả nhỏ, vỏ mỏng nhẵn, chia thành 10-12 múi, mỗi múi chứa 2-3 hạt. Cơm quả rất chua.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây trồng khắp nơi ở nước ta. Từ 1956, nước ta mới bắt đầu thu mua chanh để xuất khẩu. Chỉ riêng thu mua ở hai tỉnh mà đã được 100-300 tấn/năm. Mỗi tấn chừng 15.000-20.000 quả. Mùa hoa, tháng 3-5, mùa quả: 6-9, nhưng còn một vụ chanh chiêm nữa vào các tháng 1-2.

Nhân dân trồng chanh chủ yếu để lấy quả ăn, lá làm gia vị. Làm thuốc người ta dùng quả, lá và rễ, thu hái gần như quanh năm. Dùng tươi hay khô.

Cây Chanh
Cây Chanh

Thành phần hóa học

Vỏ quả chanh: Lớp vỏ xanh ngoài chứa tinh dầu, thường 3.000 quả đến 6.000 quả cho 1 lit tinh dầu chanh (theo kiểu vắt tươi) mỗi quả cho khoảng 0,5ml tinh dầu. Vỏ trắng chứa pectin.

Tinh dầu chanh là một chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm chanh, tỷ trọng ở 15° từ 0,857 đến 0,862. Dưới tác dụng của khí trời và ánh sáng, tinh dầu chanh sẽ để lắng một chất đặc và nhầy, tỷ trọng cũng tăng lên, 90-95% tinh dầu chanh là những hợp chất tecpen trong đó có d. limonen, một ít a pinen. B phelandren, camphen và y tecpinen.

Mùi thơm của tinh dầu chanh là do các hợp chất oxy và chiếm từ 3-5% gồm xitrala và một ít xitronelala. Ngoài ra người ta còn thấy trong tinh dầu chanh axetat geranyl và axetat linalyla.

Dịch quả chanh: Trung bình 50 quả chanh cho 1 lít dịch quả chanh. Trong dịch quả chanh có 80-82% nước, 5-7% axit xitric, có khi tới 10% (mùa thu tỷ lệ axit cao hơn mùa hạ), chừng 1- 2% xitrat axit canxi và kali, một ít xitrat etyl và chừng 0,4-0,5% axit malic. Ngoài ra còn 0,4 0,75% đường interverti, 0,5% sacaroza, 0,75-1% protit. Độ tro 0,5%, vitamin C 65mg trong 100g dịch tươi, vitamin B, và riboflavin.

Lá chanh chứa tinh dầu mùi thơm dễ chịu. Hàm lượng tinh dầu trong lá thay đổi từ 0,33 0,5%. Ngoài ra còn chất stachydrin, một dẫn xuất của prolin.

Công dụng và liều dùng

Dịch quả chanh: Là một thứ nước uống mát, thông tiểu tiện, có tác dụng chữa bệnh tê thấp, liều dùng 30-120g một ngày pha thành nước ngọt. Hay dùng chữa bệnh scocbut của trẻ em mới đẻ, ở cả người lớn. Còn làm nguyên liệu chế axit xitric thiên nhiên.

Múi chanh phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho viêm họng. Sau khi gội đầu, vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc.

ngọn chanh: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, với ốc, nấu nước để xông chữa cảm cúm; lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy chướng bụng.

Rễ chanh: Được dùng chữa họ dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với rễ dâu tầm. Ngày dùng 6-12g.

Tinh dầu chanhtinh dấu lá chanh: Pha thuốc gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuố bột hay thuốc ngậm.

Vỏ thân cây chanh: Được dùng là thuốc bị đắng giúp sự tiêu hoá. Ngày uống 4-10g dưới dạng thuốc sắc.

Hạt quả chanh: Có người dùng làm thuố Ly giun.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!